SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Ngủ gục trên bàn làm việc: Thói quen cực hại của dân văn phòng

07:36, 21/01/2018
(SHTT) - Dân văn phòng thường có thói quen ngủ gục trên bàn làm việc mà không biết rằng chính thói quen này là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh về đường hô hấp, bệnh về tim mạch, biến dạng cột sống...

Bị cong vẹo cột sống

Ngủ gục đầu trên bàn lâu ngày khiến cho nửa thân trên luôn trong tình trạng chịu áp lực. Cơ ở cổ, vai và cả lưng bị căng, gây ra đau nhức và có thể biến dạng cột sống cổ hay xương ức. Một người nếu thường xuyên ngủ kiểu cúi đầu thế này có thể gặp tình trạng cột sống cổ có thể thay đổi theo hướng xuống dưới hình giống như chữ C, tạo thành sự mất cân bằng cơ hai bên vai và cổ, một bên co lại, một bên giãn ra, gây nên các bệnh liên quan đến cột sống, thần kinh hoặc căng cơ.

ngu guc tren ban lam viec

 

Ngoài ra việc lưu thông máu về các cơ quan cũng bị ảnh hưởng do gia tăng áp lực đè lên động mạch cổ và các cơ quan khác như tim, phổi, dạ dày…

Bệnh tim mạch và máu não mãn tính

Buổi trưa là lúc tuần hoàn máu trong cơ thể nhanh nhất, ngủ gục trên bàn buổi trưa làm cong gập quá mức phần đầu và ngực, tạo áp lực lên các cơ quan như động mạch cổ, tim, phổi, dạ dày, làm tăng gánh nặng cho tim phổi, thêm vào sau bữa trưa, cơ thể cần nhiều máu chày vào dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa hấp thu, dẫn tới thiếu máu và oxy lên não, gây ra hô hấp khó khăn, sau khi tỉnh dậy xuất hiện các triệu chứng não thiếu máu thiếu oxy như chóng mặt, hoa mắt, ù tai; thêm vào đó khi ngủ trưa nhịp tim dần chậm lại, máu chảy vào não giảm bớt, làm tình trạng thiếu máu não nặng thêm, sẽ khiến cho chức năng hệ thống thần kinh thực vật bị rối loạn tạm thời, dẫn tới chóng mặt, ù tai, chân bủn rủn, tê chân.

Vì vậy việc buổi trưa ngủ gục trên bàn làm việc là tổn thương lâu dài đối với hệ thống tim mạch và mạch máu não, tương lai cũng có thể dẫn tới hình thành các bệnh tim mạch và máu não mãn tính.

Gây hại cho chức năng tiêu hóa

ngu guc tren ban lam viec a

 

Ngoài ra, sau giờ cơm trưa, dạ dày cần nhiều máu để hỗ trợ tiêu hóa. Thông thường, cơ thể con người cần ít nhất một giờ mới có thể tiêu hóa hết thức ăn trong dạ dày. Kiểu ngủ ngồi gối tay trên bàn làm cho cơ thể bị cong nhiều hơn, dạ dày chịu áp lực lớn, tăng gánh nặng cho nhu động. Từ đó, nó sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho chức năng tiêu hóa, gây ra các chứng đầy bụng, đầy hơi, về lâu dài còn sinh các bệnh đau dạ dày mãn tính.

Tổn thương mắt

Khi ngủ gục, mắt tì lên hai tay khiến cho hai nhãn cầu bị đè ép, khi tỉnh dậy sẽ bị nhức mắt một lúc lâu, tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương mắt.

Gây bệnh về dây thần kinh trụ ở khuỷu tay

Khi nằm bò trên bàn ngủ hoặc tay đỡ cằm ngủ, khuỷu tay cần cong gập ra phía ngoài, góc cong khá lớn hoặc dựa vào mặt bàn, mà thần kinh trụ ở chỗ dây thần kinh bên trong phần khuỷu tay vô cùng nông, ở ngay giữa da và xương, rất dễ bị tổn thương do bị chèn ép lâu ngày, gây thay đổi bệnh lý dây trụ, hoặc thần kinh bám dính, khiến cho ngón đeo nhẫn và ngón út đau mỏi tê cứng, gọi là “hội chứng đường hầm Cubital”, nếu nghiêm trọng có thể xuất hiện “tay dạng quặp”.

Ngủ gục trên bàn dễ ảnh hưởng tới hệ hô hấp

Ngủ gục đầu xuống bàn còn làm đè ép ngực, gây ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp khiến bạn dễ nằm mơ hơn. Đặc biệt, nó còn làm gia tăng áp lực lên tim, phổi, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của 2 bộ phận này. 

Vân Thanh (T/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.