Nghiên cứu mới: Chế độ ăn Keto làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong một công bố nghiên cứu được trình bày hôm 5/3 tại Phiên khoa học thường niên của Đại học Tim mạch Mỹ và Hiệp hội Tim Mạch Quốc tế, Tiến sĩ Iulia Iatan cho biết: “Chúng tôi đã quan sát và nhận thấy việc thường xuyên ăn chế độ ít carbohydrate và nhiều chất béo có liên quan đến việc tăng cholesterol “xấu” và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch”.
Theo đó, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Iulia Iatan dẫn đầu đã thực hiện các so sánh, đo lường về chế độ ăn uống của trên 300 người ăn theo chế độ LCHF và khoảng 1.200 người ăn theo chế độ tiêu chuẩn. Từ đó, họ xác định chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo tương đương 45% tổng lượng calo hàng ngày từ chất béo và 25% từ carbohydrate.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy hàm lượng chất béo trong cơ thể những người tham gia chế độ ăn kiêng LCHF có lượng bão hòa cao hơn và nguồn tiêu thụ động vật gấp đôi (33%) so với những nhóm còn lại (16%).
Họ tiết lộ thêm: “Sau gần 12 năm theo dõi – và sau khi xem xét yếu tố gây ra các bệnh tim mạch, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phì và hút thuốc – những người theo chế độ ăn kiêng LCHF có nguy cơ mắc bệnh mãn tính như tắc nghẽn động mạch, đau tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại vi cao gấp hai lần”.
Trong bản công bố trước đó, chế độ ăn uống và sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch không phải là mối quan hệ nhân quả, bởi lẽ nghiên cứu được chủ yếu dựa trên quan sát và đánh giá khách quan. Tuy nhiên, những phát hiện của họ xứng đáng được nghiên cứu thêm, đặc biệt là khi cứ 5 người Mỹ thì có 1 người cho biết đang theo chế độ ăn kiêng low-carb, giống keto hoặc keto hoàn toàn.
Tiến sĩ Iatan cho biết những hạn chế của nghiên cứu bao gồm các lỗi đo lường xảy ra trong quá trình báo cáo đánh giá chế độ ăn uống, mẫu vật nghiên cứu không đủ kích thước và nhóm người tham gia hạn chế.
Nghiên cứu cũng đề cập tác động lâu dài của việc tuân theo chế độ ăn kiêng, trong khi hầu hết những người theo chế độ giống như keto lại có xu hướng trở nên ngẫu hứng, không ép buộc bản thân quá mức trong việc này.
73% người tham gia là phụ nữ, điều mà Iatan nhận định: “ khá thú vị khi quan sát và cũng hữu ích trong việc hỗ trợ tài liệu nghiên cứu về xu hướng phụ nữ tuân theo các chế độ ăn kiêng, có xu hướng quan tâm hơn đến việc thay đổi lối sống của bản thân”.
Iatan nói thêm: “Mỗi bệnh nhân lại có những phản ứng khác nhau. Những gì chúng tôi tìm thấy và nghiên cứu được lại liên quan đến xu hướng tăng mức cholesterol LDL của họ vượt khỏi tầm kiểm soát”.
Tiến sĩ David Katz, một chuyên gia về y học, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Có nhiều cách khác nhau để kết hợp chế độ ăn kiêng LCHF và rất khó có khả năng tất cả chúng đều có tác động giống nhau đối với các huyết thanh lipid hoặc các bệnh tim mạch”.
Hầu hết các chuyên gia sức khỏe cho biết chế độ ăn keto đang trở nên thịnh hành bởi việc hạn chế carbohydrate sẽ khiến cơ thể bạn đốt cháy chất béo thành nguồn năng lượng, cắt bỏ thực phẩm lành mạnh như trái cây, đậu và các loại đậu cũng như ngũ cốc nguyên hạt. Trong chế độ ăn keto, bạn sẽ giảm lượng tiêu thụ carbohydrate từ 20 đến 50 đơn vị mỗi ngày. Nói một cách dễ hiểu, một quả chuối hoặc táo cỡ trung bình chứa khoảng 27 carbohydrate - mức cho phép cho cả ngày dài.
Gardner nói: “Những nhóm thực phẩm phải được loại bỏ để đạt được trạng thái ketosis là nguồn cung cấp chất xơ chính trong chế độ ăn uống, cũng như nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất phytochemical và chất chống oxy hóa. Đây là mối quan tâm của nhiều chuyên gia y tế, những người cho rằng chế độ ăn kiêng VLCD hoặc ketogenic có hại cho sức khỏe về lâu dài".
Keto là viết tắt của ketosis, một trạng thái trao đổi chất xảy ra khi gan bắt đầu sử dụng chất béo dự trữ để tạo ra xeton làm năng lượng. Gan được tạo ra để làm điều đó khi cơ thể bạn mất khả năng tiếp cận với nguồn năng lượng chính - carbohydrate.
Chế độ ăn keto đã có từ những năm 1920, khi một bác sĩ tình cờ phát hiện ra nó như một cách để kiểm soát cơn co giật ở trẻ em bị động kinh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Chế độ ăn kiêng low-carb như keto chủ yếu dựa vào chất béo để giúp cơ thể no. Ít nhất 70% chế độ ăn keto sẽ được tạo thành từ chất béo; một số nói rằng nó hơn 90%.
Khi một người thường xuyên cắt giảm lượng carb trong khẩu phần ăn, cơ thể sẽ tăng cường đốt cháy năng lượng. Đồng thời, tuyến tụy cũng sẽ chuyển hóa chất béo thành ketone. Chế độ ăn Ketogenic có thể làm giảm đáng kể lượng đường máu và nồng độ insulin.
Mặc dù hàm lượng chất béo có thể lấy được từ các loại thực phẩm như bơ, đậu phụ, quả hạch, hạt và dầu ô liu, chế độ ăn kiêng cũng cho phép chất béo bão hòa như mỡ lợn, bơ và dầu dừa, cũng như sữa nguyên chất béo, pho mát và sốt mayonnaise. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa sẽ gia tăng sự sản xuất cholesterol LDL của cơ thể, gây ra sự tích tụ bên trong động mạch và hạn chế lưu lượng máu đến tim và não, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Đức Anh Nguyễn