SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Nghiên cứu mới biến rau tươi thành kho chứa vaccine có thể ăn được

10:22, 24/09/2021
(SHTT) - Các nhà nghiên cứu tại Đại học California Riverside (UCR) mới đây đã tiến hành nghiên cứu nhằm biến những loài cây ăn được như rau diếp thành các nhà máy sản xuất vaccine mARN và tạo ra các vaccien có thể ăn được trong tương lai.

Theo thông tin được Jerusalem Post đăng tải hôm 18/9, với khoản tài trợ trị giá 500.000 USD từ Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF), các chuyên gia tại UCR do Juan Pablo Giraldo, giáo sư Khoa Khoa học Thực vật thuộc UCR, dẫn đầu, hiện đang tiến hành các nghiên cứu nhằm biến các loại thực vật ăn được như rau diếp thành những nhà máy sống sản xuất vaccine mARN và tạo vaccine ăn được.

Juan-Giraldo-8

Juan Pablo Giraldo, giáo sư Khoa Khoa học Thực vật thuộc UCR 

Mục tiêu của nghiên cứu này chính là có thể thành công đưa ADN chứa vaccine mARN vào tế bào thực vật và để chúng nhân lên, chứng minh thực vật có thể sản xuất đủ mARN để cạnh tranh với mũi tiêm truyền thống, sau đó xác định liều lượng thích hợp.

Để có thể đưa ADN vào tế bào thực vật, nhóm nghiên cứu hiện đang lựa chọn nơi chứa mARN là lục lạp - cơ quan nhỏ trong thế bào thực vật giúp chuyển ánh sáng mặt trời thành năng lượng mà cây có thể sử dụng. 

Giraldo cho biết, lục lạp là những nhà máy năng lượng mặt trời tí hon sản xuất đường và các phân tử khác, cho phép thực vật phát triển. Chúng cũng là nguồn chưa được khai thác có thể giúp tạo ra các phân tử mong muốn.

Trước đó, Giraldo và cộng sự cũng từng thành công trong việc chứng minh lục lạp cho khả năng biểu hiện các gene vốn không phải thành phần tự nhiên của cây bằng cách đưa vật liệu di truyền ngoại lai đựng trong một lớp vỏ bảo vệ vào tế bào thực vật.

Rau-diep-4787-1632281810

 

Trong nghiên cứu mới nhằm biến thực vật thành các nhà máy vaccine, Giraldo đã hợp tác với Nicole Steinmetz, giáo sư kỹ thuật nano tại Đại học California San Diego, với mục đích sử dụng công nghệ nano do nhóm của bà phát triển để vận chuyển vật liệu di truyền cho lục lạp.

"Ý tưởng của chúng tôi là tận dụng các hạt nano tự nhiên, cụ thể là virus thực vật, để chuyển gene vào cây. Có một số kỹ thuật khiến các hạt nano đi tới lục lạp và cũng khiến chúng không truyền nhiễm bệnh cho thực vật", Steinmetz giải thích.

"Kết quả mong muốn là mỗi cây sẽ tạo ra đủ lượng mARN để cung cấp vaccine cho một người", Giraldo chia sẻ.

Nếu thành công, nghiên cứu mới có thể thay đổi cách đưa vaccine vào cơ thể người. Điều này rất hữu ích khi nhiều người vẫn e ngại tiêm vaccine. Đồng thời, nó cũng sẽ giải quyết những hạn chế trong việc bảo quản vaccine mARN hiện nay.

"Chúng tôi đang thử nghiệm phương pháp này trên rau chân vịt và rau diếp với mục tiêu dài hạn là mọi người có thể trồng chúng trong vườn nhà. Trong tương lai, nông dân có thể trồng cả cánh đồng như vậy", Giraldo cho biết.

Thái An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.
Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Hãng xe Mercedes-Benz vừa phát đi thông tin triệu hồi dòng xe E-Class vì lỗi bơm nhiên liệu tại Việt Nam.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vắc-xin chlamydia, sau những thử nghiệm ban đầu, đã mang lại những kết quả đầy hứa hẹn, mở ra triển vọng mới trong việc kiểm soát sự lây lan của bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Với sự hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà nghiên cứu đã huấn luyện một thuật toán học máy để nhận biết các tín hiệu điện tương ứng 16 cử chỉ tay thường được thợ lặn sử dụng dưới nước, bao gồm cử chỉ từ ngón trỏ đến ngón cái để ra dấu "OK".