SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Nghị lực của nữ sinh tên 'Thường' có mẹ ngờ nghệch, không biết mặt bố: Đạt học bổng 2,2 tỷ

09:43, 06/07/2020
Sinh ra trong gia đình khó khăn, có người mẹ bị tâm thần và không biết mặt bố nhưng cô nàng 18 tuổi đã ngoạn mục đậu học bổng nước ngoài nhờ ham học.

Không ai có quyền chọn nơi mình sinh ra nhưng chúng ta có thể làm chủ đời mình. Câu nói tưởng chừng quen thuộc đến nhàm chán này hóa ra lại đúng đắn vô cùng khi soi vào hoàn cảnh của Nguyễn Thị Thường tại Hà Nội. 

Thoạt nghe, cái tên của em quá đơn giản nhưng ẩn đằng sau là cả mong muốn của ông ngoại gửi gắm. Sinh năm 2002, Thường có hoàn cảnh vô cùng đặc biệt vì từ lúc lọt lòng đã không biết mặt cha là ai. Ngay cả mẹ em cũng không biết người nào đã gieo vào mình một đứa con vì bà có tâm trí vốn không bình thường. Nhà ngoại của Thường có 3 chị em gái nhưng mẹ của em và một người chị bị tâm thần, chỉ có người chị cả là tỉnh táo. Đó cũng là người đã cưu mang, nuôi dạy Thường trong mười mấy năm qua. 

(Ảnh: VNE)

Trong gian nhà 20m2 không có cả nhà vệ sinh, Thường đã lớn lên và bập bẹ những chữ đầu tiên trong đời. Năm 4 tuổi, em thấy những giấy mời họp của bác trong nhà và mang ra tô chữ lên đó. “Mừng quá, mày không giống mẹ mày cháu ạ!”, bác của Thường reo lên. Khi em còn nằm trong bụng, nhiều người nghi ngại khuyên mẹ của Thường nên bỏ cái thai vì sợ sinh ra đứa trẻ ngờ nghệch hệt mẹ. May mắn, em được giữ lại với hy vọng sẽ có tinh thần minh mẫn, không như người mẹ lúc tỉnh lúc mê của mình. Cái tên “Thường” do ông ngoại đặt cũng mong muốn em sẽ có đầu óc bình thường như bao người khác. 

Từ lúc biết cháu ham học, mỗi ngày đi chợ bán rau là bà Linh - người bác của Thường đều dẫn em theo và cho vào hiệu sách lớn để đọc ké. Biết hoàn cảnh, chủ tiệm cũng không đuổi, cứu để yên cho đứa trẻ chăm chú đọc những quyển sách hạt giống tâm hồn. Ở nhà, những cánh cửa cũng chi chít chữ hay hình vẽ của Thường. 

Một lần vào năm lớp 6, Thường bị một bạn nói thẳng vào mặt: “Đồ không có cha!”. Tủi thân, em về ôm gối khóc nấc nhiều người. Bỗng một hôm, nhìn thấy người bác tần tảo vất vả nuôi cả nhà, Thường chợt thức tỉnh và em viết vào cánh cửa nơi có nhiều ánh sáng nhất trong nhà dòng chữ: “Hãy cười lên”. Sau này, mặc ai nói những câu tương tự, Thường đều bỏ ngoài tai và phấn đấu hết sức. 

Thường (ở giữa), mẹ em (bên trái) và người bác đã cưu mang nhiều năm qua (bên phải). (Ảnh: VNE)

Bốn năm cấp hai, Thường luôn đạt thành giải Olympic Toán của huyện Thạch Thất. Đến năm lớp 9, em đạt giải Nhì môn Văn cấp thành phố và được xét tặng học sinh ưu tú của Thủ đô. Không có tiền học thêm, em mày mò tự học trong sách vở, rồi học thêm tiếng Anh từ chiếc máy tính do quỹ học bổng tặng. 

Năm lớp 11, Thương tham gia một buổi tranh biện tại trường với chủ đề “Phụ nữ có nên phá thai hay không?”. Lần đó, em đạt giải Nhì và khiến nhiều người rưng rưng khi chia sẻ: "Em nghĩ đến bản thân mình, nếu bác không cho cơ hội sống thì em đã không có mặt ở đây ngày hôm nay". 

Năm 2019, Thường biết đến một trường Đại học quốc tế tại Việt Nam. Em đã quay lại đoạn clip người bác khổ cực và thuyết trình bằng tiếng Anh. Câu chuyện quá đỗi xúc động cùng tình thần ham học để vượt lên cái nghèo khó của Thường đã lay động hội đồng giám khảo. Cái kết cũng khiến bao người ấm lòng khi em nhận được học bổng 2,2 tỷ đồng cho 4 năm Đại học.

Thương nhất là người bác của Thường tự hào, vui vẻ đi khoe khắp xóm: “Cái Thường được học bổng trường Tây”. Còn mẹ em cười hềnh hệch khi nghe con gái được đi học miễn phí. Cuộc đời của bà không bình thường nhưng con gái đã quá đỗi “phi thường’, vượt lên cái tên “Thường” được ông ngoại gửi gắm năm xưa. 

Thường khiến nhiều người mủi lòng, nể phục vì ý chí quá lớn. (Ảnh: VNE)

Thường chia sẻ, cô sẽ chọn học ngành Tâm lý để trở thành nhà xã hội học và sau này sẽ quay lại giúp đỡ những mảnh đời khó khăn như em đã từng nhận được từ các quỹ hỗ trợ. Hành động này của cô nàng mới thật đẹp làm sao, biết ơn những gì đã giúp mình và sẽ dùng tài năng lẫn tâm hồn để đền trả. 

"Giờ em có thể tự tin đứng trước bác và mọi người nói rằng, quyết định giữ lại em 18 năm trước là một việc làm đúng đắn", Thương cho biết. 

Sinh ra trong cảnh nghèo túng, lại không may mắn có tình thương cha mẹ như nhiều đứa trẻ khác nhưng Thường đã không để ngoại cảnh tác động đến mình. Càng khó, em càng nỗ lực. Càng bị dè bỉu, em càng mạnh mẽ. Nhớ đến trường hợp của cô nữ sinh tên Ô Xin ở Huế cũng từng bị bạn bè cười chê vì cái tên lạ và hoàn cảnh nghèo khó nhưng đã xuất sắc đỗ đạt vào trường Đại học Y danh giá. Cái khó nghèo cũng là một động lực để mọi người càng phấn đấu để thoát ra.

Nguồn tham khảo: VNE

Tổng hợp : Webtretho

Tin khác

Tin Tổng hợp 6 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.