SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Nghẽn hàng hóa trước cửa ngõ Hải Phòng, người dân Hải Dương lao đao

14:59, 23/02/2021
(SHTT) - Mặc dù lãnh đạo tỉnh Hải Dương liên tục ban hành các văn bản gửi Chính phủ, các Bộ NN&PTNT, Công Thương, các địa phương, đặc biệt Hải Phòng tạo điều kiện thông thương hàng hóa nhưng đến hiện tại số lượng lớn nông sản Hải Dương vẫn ùn tắc.

Là vựa nông sản lớn ở miền Bắc, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, người nông dân và cả thương lái ở tỉnh Hải Dương đang gặp khó khăn khi rau, quả, vật nuôi không thể tiêu thụ vì khó khăn trong khâu vận chuyển.

Hiện tại, tổng lượng nông sản của Hải Dương là 90.760 tấn chưa tiêu thụ được; vẫn còn 4.080 ha rau đang đến kỳ thu hoạch với 3.205 ha hành, 621 ha cà rốt và 261 ha cải bắp, su hào, súp lơ, rau ăn lá.

Lưu thông hàng hóa khó khăn, kinh tế trì trệ

Theo Bộ Công Thương, hiện có một số vướng mắc khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa, tiêu thụ nông sản (có sản lượng lớn, đã vào vụ thu hoạch) tại tỉnh Hải Dương.

Việc thu mua, vận chuyển tiêu thụ nông sản bị ách tắc khi các thương lái không thể vận chuyển nông sản do quy định phòng chống dịch tại nhiều địa phương giáp với tỉnh Hải Dương. 

Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, thực tế, hầu hết chốt, trạm kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại cửa ngõ ra vào địa bàn các tỉnh, thành phố lân cận đều hạn chế xe hàng hoá ra vào tỉnh.

hai duong

 Nhiều xe chở hàng hóa của Hải Dương phải quay đầu khi đến cửa ngõ Hải Phòng

Nhiều xe phải nằm chờ rất lâu, sau đó vẫn buộc phải quay đầu.... Điều này làm cho hàng hoá bị ách tắc, nông sản bị hư hỏng, gây nhiều khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu đến hạn phải giao hàng… gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Đặc biệt, ngày 22/2, chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp tục có văn bản trong ngày thứ hai liên tiếp gửi Hải Phòng "một lần nữa đề nghị UBND TP Hải Phòng sớm tạo điều kiện để nông sản của Hải Dương lưu thông vào Hải Phòng để kịp thời xuất khẩu"...

Như vậy, tính từ đầu tháng 2/2021 đến nay, UBND tỉnh Hải Dương đã có 4 công văn gửi tới TP Hải Phòng. Tuy nhiên, Hải Phòng vẫn rất kiên quyết.

Chia sẻ với báo chí, ông Phạm Thanh Hải - giám đốc Sở Công thương Hải Dương - cho rằng việc Hải Phòng đưa ra những yêu cầu trên khiến hàng hóa vận chuyển khó khăn. Với lĩnh vực nông nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến chuỗi sản xuất, với công nghiệp có thể gây đình trệ sản xuất, tác động dây chuyền đến nhiều địa phương.

Tuy nhiên, điều khiến ông Hải sốt ruột hơn cả là dù lãnh đạo tỉnh liên tục ban hành các văn bản gửi Chính phủ, các bộ NN&PTNT, Công thương, các địa phương, đặc biệt Hải Phòng, thậm chí gọi điện trực tiếp tháo gỡ từng chuyến xe nhưng vẫn chưa có tháo gỡ thực chất.

Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của tỉnh Hải Dương, những khó khăn vướng mắc nêu trên gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các địa phương khác vì Hải Dương nằm ở trung tâm của tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh- Hải Dương. Nhiều hàng hóa ở Hải Dương chính là sản phẩm gia công, nguyên liệu đầu vào lắp ráp theo chuỗi ở các nhà máy tại các tỉnh, thành khác.

Bộ Y tế cần ra hướng dẫn thống nhất về lưu thông hàng hóa trong đại dịch

Trước khó khăn trong tiêu thụ nông sản trong vùng dịch, Bộ Công Thương cho biết, bộ đã kết nối các doanh nghiệp phân phối lớn phối hợp với các địa phương (thông qua Sở Công Thương) để thúc đẩy tiêu thụ nông sản có sản lượng lớn, đã thu hoạch nhưng gặp khó khăn về thị trường.

"Nếu không giải quyết được các khó khăn vướng mắc này thì chuỗi cung ứng có thể bị ảnh hưởng thậm chí bị đứt gãy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương" - đại diện Bộ Công Thương cho hay.

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc lưu thông, xuất nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa, Bộ Công Thương cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế có hướng dẫn thống nhất về lưu thông người, hàng hóa, phương tiện giữa địa phương có dịch với các địa phương khác, tránh việc mỗi địa phương tự áp dụng một cách như hiện nay.

Đồng thời, chỉ đạo và huy động các đơn vị có năng lực xét nghiệm Covid-19 hỗ trợ các tỉnh có dịch bảo đảm phục vụ tối đa nhu cầu xét nghiệm của đội ngũ lái xe, áp tải hàng trong thời gian ngắn nhất nhằm hạn chế tối đa ách tắc lưu thông hàng hóa từ vùng dịch ra ngoài…

hai duong1

 

Cần làm rõ ổ dịch và vùng dịch, tránh tâm lý kỳ thị

Từ góc độ chuyên gia, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng cần phải nhận thức đúng để thông tin đúng đắn về tình hình dịch bệnh ở Hải Dương. Hiện nay, các địa phương đang có sự lầm lẫn khái niệm ổ dịch và vùng dịch, từ đó dẫn tới “ngăn sông cấm chợ”. Do vậy, Bộ Y tế cần sớm quy định rõ về ổ dịch và vùng dịch, để các địa phương áp dụng thống nhất. Việc thông tin về dịch bệnh không được làm nhẹ đi, mà cũng không được thổi phồng lên, bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kép, thậm chí là tạo ra tâm lý “kỳ thị với Hải Dương”.

Ghi nhận các ý kiến phản ánh của địa phương, cơ quan quản lý và quan điểm của chuyên gia, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho rằng về những bất cập trong lưu thông hàng hóa từ Hải Dương qua các tỉnh lân cận trong những ngày qua bản chất là do các tỉnh hiểu chưa chính xác về khái niệm ổ dịch, vùng dịch. Các chuyên gia và các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần phải làm rõ định nghĩa “ổ dịch” và “vùng dịch” để tránh tình trạng "ngăn sông, cấm chợ".

Giải cứu nông sản Hải Dương, giữa đại dịch vẫn ấm áp tình người

Bên cạnh những khó khăn, Hải Dương cũng nhận được sự giúp đỡ của nhiều đơn vị khác. Ngay sau khi Hải Dương thực hiện giãn cách xã hội, Bộ Công Thương đã làm việc với các hệ thống phân phối như Central Group (chuỗi siêu thị BigC và Go!); Vincommerce (chuỗi Vinmart và Vinmart+), BRG Retail (chuỗi siêu thị BRG Mart), chuỗi siêu thị MM Mega Market… về việc mua nông sản từ Hải Dương. Đến nay, Central Group đã thu mua rau, củ, quả của Hải Dương khoảng 100 tấn/tuần, dự kiến tăng lên 200 tấn/tuần; MM Mega Market Việt Nam đã đặt mua 24,3 tấn rau quả/ngày (gồm su hào, cải bắp, ổi) và sẽ tiếp tục tăng sản lượng để đưa về miền Trung và miền Nam; hệ thống Vinmart cũng đã liên hệ và đặt hàng một số loại nông sản an toàn. 

Với rau củ quả thì Hà Nội cũng đã hỗ trợ tiêu thụ được số lượng đáng kể. Nhiều sao Việt cũng đã chung tay giúp Hải Dương giải cứu nông sản.

Hương Mi

Tin khác

Kinh tế 15 giờ trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 20 giờ trước
(SHTT) - Được chú trọng quy hoạch về không gian sống, từ hệ sinh thái xanh an lành đến các tiện ích thể dục thể thao, vui chơi thư giãn…, Eurowindow Twin Parks không chỉ đón đầu xu hướng sống xanh năng động mà còn góp phần thay đổi diện mạo đô thị phía Đông Hà Nội.
Kinh tế 22 giờ trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.