SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 12/06/2025
  • Click để copy

Ngành nông nghiệp Thủ đô nỗ lực đưa thực phẩm sạch tới tay người tiêu dùng

07:55, 23/11/2024
(SHTT) - Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã hợp tác với 43 tỉnh, TP trên cả nước để xây dựng, duy trì và phát triển 977 chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm với sự tham gia của 1.130 đầu mối, đáp ứng thường xuyên nhu cầu lương thực, thực phẩm an toàn.

Chia sẻ về nỗ lực đưa thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Hà Tiến Nghi cho biết, từ đầu năm đến nay, các đơn vị thuộc Sở đã tổ chức gần 60 buổi hội thảo, lớp tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản cho gần 6.000 người tham dự. Trong đó, tập trung phổ biến điều kiện, quy định trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, hướng dẫn quy trình giết mổ bảo đảm vệ sinh thú y, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, IPM, áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến GMP, HACCP, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, cập nhật văn bản mới cho cán bộ quản lý, hướng dẫn kiến thức bảo đảm an toàn thực phẩm, lựa chọn, sử dụng, bảo quản thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Để xây dựng được thương hiệu và tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, các doanh nghiệp không chỉ cần phát triển vùng nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, IPM, mà còn cần tập trung tổ chức sơ chế, đóng gói sản phẩm theo quy trình khép kín, bảo đảm sản phẩm an toàn, chất lượng.

Thống kê cho thấy, Hà Nội đang duy trì, phát triển 159 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn, trong đó có 53 chuỗi sản phẩm động vật và 106 chuỗi sản phẩm thực vật. Các chuỗi đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia xây dựng. Ngoài ra, Hà Nội và 43 tỉnh, thành phố đã tích cực duy trì, hỗ trợ phát triển 926 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho thành phố Hà Nội.

nong san

 

Để tạo nguồn thực phẩm an toàn và nguồn cung ổn định, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thế Hiệp cho biết, năm 2024, ngành Công Thương Hà Nội đã tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch số 283/KH-UBND ngày 30/11/2023 của UBND Thành phố về đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa và tổ chức hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2024.

Theo đó, Sở Công Thương đã tổ chức Đoàn công tác về khảo sát vùng sản xuất, hỗ trợ quảng bá, kết nối trái cây, nông sản tại tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và kết nối tiêu thụ vào hệ thống phân phối Hà Nội; hỗ trợ đoàn công tác tỉnh Lâm Đồng khảo sát thị trường Hà Nội, tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tỉnh Lâm Đồng tại thành phố Hà Nội; phối hợp cung cấp thông tin trên 2.000 sản phẩm theo đề nghị của một số tỉnh, thành phố đến các doanh nghiệp, siêu thị, đơn vị phân phối Hà Nội chủ động kết nối tiêu thụ theo nhu cầu…

Đặc biệt, Sở cũng đã tích cực thông tin các sự kiện, hội chợ do các tỉnh, thành phố tổ chức như các tỉnh: Quảng Ninh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Tiền Giang… đến các doanh nghiệp, đơn vị Hà Nội nghiên cứu, đăng ký tham gia theo nhu cầu. Đồng thời, tổ chức Đoàn công tác triển khai khu gian hàng Hà Nội tham gia Hội chợ Công Thương cấp vùng Tây Nguyên- Kon Tum 2024. Thường xuyên phối hợp giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc sản, OCOP Hà Nội như: Bánh cốm, mứt sen, chè lam… đến đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị các tỉnh, thành phố để quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường…

Cùng với đó, Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2024 diễn ra từ ngày 30/5 đến ngày 4/6/2024 với quy mô 120 gian hàng của khoảng 70 đơn vị tham gia đến từ các tỉnh, thành phố, các quận, huyện thị xã của thành phố Hà Nội, với nhiều chủng loại sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền, các sản phẩm OCOP của các địa phương cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng nhân dân Thủ đô đã được Sở Công Thương tổ chức, qua đó góp phần xây dựng chuỗi liên kết, cung ứng bền vững các sản phẩm nông sản an toàn…

Đặc biệt, Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024 diễn ra từ ngày 13/9/2024 đến 17/9/2024, tại Công viên thống nhất -Hà Nội với quy mô 100 gian hàng của 96 đơn vị tham gia đến từ các tỉnh, thành lân cận và các quận, huyện thị xã của thành phố Hà Nội với các sản phẩm: Bánh Trung Thu truyền thống; bánh, mứt, kẹo các loại; hoa quả đặc trưng của các vùng miền; đồ uống các loại; sản phẩm đồ chơi truyền thống và hiện đại…

Thông qua các hội chợ, triển lãm, lễ hội…Sở Công Thương Hà Nội đã góp phần quảng bá các sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm, thúc đẩy văn hóa sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn của người dân Thủ đô.

PV

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
Mong muốn góp phần làm giàu thêm thế giới ẩm thực vốn đa dạng của phố cổ Hội An – nơi giao thoa nhiều nền văn hóa, trong đó có văn hóa Chăm-pa rực rỡ một thời, nghệ nhân Kiều Maily mạnh dạn khởi nghiệp chỉ bằng đôi tay tài hoa và một tình yêu văn hóa Chăm cháy bỏng.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Chứng khoán SSI nhận định nhiều doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển tiêu dùng sau loạt vụ hàng giả.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Chưa đủ cơ sở khoa học chứng minh thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế chứng minh nước giải khát có đường là nguyên nhân chính của bệnh thừa cân béo phì, tiểu đường và việc áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh thừa cân béo phì và tiểu đường.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Chợ truyền thống là một phần quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, các tiểu thương đang phải đối mặt với không ít thách thức.
Kinh tế 4 ngày trước
(SHTT) - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 5/2025 đạt 78,64 tỷ USD, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024.
. ..