SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Ngành dược: Trái chiều kết quả kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị thâu tóm

12:49, 17/09/2020
(SHTT) - 6 tháng đầu năm, không phải tất cả các doanh nghiệp dược, vật tư y tế đều báo lãi tăng trưởng.

Trái chiều kết quả kinh doanh của các công ty ngành dược, vật tư y tế

Hiện tại, các doanh nghiệp đều đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 trong bối cảnh ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19.

Giữa thời điểm dịch bệnh, giới đầu tư cho rằng ngành dược, thiết bị y tế sẽ mang lại nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đều báo lãi tăng trưởng.

Cụ thể, quý 2/2020, CTCP Dược phẩm Agimexpharm (UpCom: AGP) ghi nhận doanh thu đạt gần 103,5 tỷ đồng, giảm 4,16% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế gần 6,8 tỷ, giảm 4,21%.  Sau 6 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận sau thuế 15,5 tỷ đồng, giảm tương ứng gần 5%.

Mới đây, tổng doanh thu và thu nhập lũy kế 8 tháng đạt 786,8 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ và chỉ mới đạt 45% kế hoạch năm.

Bên cạnh đó, CTCP Dược liệu và thực phẩm Việt Nam (HNX: VHE) công bố kết quả lợi nhuận sau thuế quý 2/2020 chỉ là 63,2 triệu, mức rất thấp so với cùng kỳ gần 4,9 tỷ. Tính 6 tháng đầu năm 2020, chỉ tiêu lãi sau thuế của VHE chỉ đạt 143,1 triệu đồng, giảm rất mạnh so với 6 tháng đầu năm 2019 là hơn 6,3 tỷ.

Với CTCP Sản xuất kinh doanh Dược & Trang thiết bị y tế Việt Mỹ (HNX: AMV), doanh thu công ty trong quý II/2020 đã giảm hơn 77% xuống hơn 20,7 tỷ đồng. Từ đó kéo theo lợi nhuận sau thuế xuống gần 5 tỷ đồng, giảm gần 80,1%. Dù vậy, nhờ kết quả kinh doanh quý 1/2020 kéo lại, lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 của AMV 56,8 tỷ vẫn cao hơn cùng kỳ khoảng 3 tỷ đồng;

Tương tự, CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (HNX: PMC) có lãi sau thuế giảm 9,43% còn hơn 16,2 tỷ. Tuy vậy, cũng nhờ kết quả kinh doanh quý 1/2020, công ty đạt lãi sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 là hơn 36,8 tỷ, tăng 4,45%.

Quý 2/2020, CTCP Dược Hậu Giang (Mã: DHG) ghi nhận doanh thu thuần trong kì đạt 820 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kì năm ngoái và giảm 5% so với quý trước đó, chủ yếu do doanh thu bán thuốc giảm. Sau nửa đầu năm, doanh thu công ty đạt 1.679 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với cùng kì năm ngoái. Mặc dù vậy, lãi sau thuế Dược Hậu Giang vẫn tăng 17% lên 363 tỷ đồng.

CTCP Dược Hà Tây (HATAPHAR - Mã: DHT) ghi nhận quí 2/2020 doanh thu thuần đạt 396 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kì năm trước. Sau khi trừ đi giá vốn, lãi gộp giảm 15% còn 53 tỷ đồng. Do đó, Dược Hà Tây báo lãi sau thuế 20 tỷ đồng, giảm 18% so với quí 1/2019. Trong đó, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ giảm 22%, về mức 19 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận 924 tỷ đồng tổng doanh thu và 66 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

CTCP Hóa - Dược phẩm Mekophar (MKP) lãi giảm với mức giảm lợi nhuận ròng lên tới 41%.

Ở chiểu ngược lại, CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) báo lãi tăng 28% đạt 88 tỷ đồng. Lợi nhuận của CTCP Traphaco (TRA) 90 tỷ đồng, tăng 24%; CTCP Dược phẩm Bến Tre (HNX: DBT) lãi ròng nửa đầu năm đạt hơn 1 tỷ đồng, mức khá cao so với cùng kỳ lỗ 291,6 triệu đồng; CTCP Dược Phẩm Cửu Long (mã DCL) ghi nhận lợi nhuận sau thuế sau 6 tháng đầu năm 2020 gần 19,2 tỷ đồng,…

Doanh nghiệp ngành dược Việt trong tầm ngắm M&A

Mới đây, ASKA – Công ty dược 100 tuổi của Nhật thông báo hoàn tất đàm phán mua 24,9% cổ phần của Dược phẩm Hà Tây. Hãng dược Nhật Bản cho biết mục đích giao dịch nhằm thiết lập địa điểm kinh doanh ở Đông Nam Á và xây dựng chỗ đứng để mở rộng hoạt động trên thị trường quốc tế.

Trước đó, Dược Hà Tây đã công bố nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2020, qua đó xin ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược Nhật Bản - ASKA Pharmaceutical. Trong tờ trình của Dược Hà Tây, ASKA đăng kí mua hơn 5,28 triệu cổ phiếu, tương đương 24,9% vốn điều lệ của công ty với mức giá dự kiến 70.000 đồng/cp.

Hãng dược Nhật ASKA.

Hồi cuối tháng 5/2020, một thành viên của SK Group (Hàn Quốc) là SK Investment Vina III Pte. Ltd đã nhận chuyển nhượng quyền sở hữu gần 12,3 triệu cổ phiếu IMP, tương đương 25% vốn điều lệ của CTCP Dược phẩm Imexpharm, qua đó trở thành cổ đông lớn nhất của công ty.

Năm 2019, Taisho đã tiến hành mua lại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG). Như vậy, DHG đã chính thức trở thành công ty con của Công ty TNHH Dược phẩm Taisho, hiện tại Taisho sở hữu 51% cổ phần của DHG và nhiều thương vụ M&A đình đám khác.

Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường IBM, qui mô ngành dược phẩm của Việt Nam có thể đạt con số 7,7 tỷ USD vào năm 2021, và lên đến 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Tỉ lệ tăng trưởng kép có thể đạt 11%. Có thể thấy, dư địa phát triển ngành dược Việt Nam vẫn còn lớn song các doanh nghiệp nội địa hiện nay chưa đáp ứng được hết nhu cầu dược phẩm trong nước, số còn lại thông qua nhập khẩu.

Một trong những nguyên nhân được đưa ra là do công ty dược Việt Nam không có lợi thế sản xuất nhóm thuốc chất lượng cao bao gồm biệt dược gốc, thuốc điều trị... mà chủ yếu sản xuất thực phẩm chức năng và thuốc generic (dược phẩm hết thời hạn bảo hộ độc quyền).

Theo đó, việc thực hiện M&A với các doanh nghiệp nước ngoài trở thành cơ hội để doanh nghiệp dược phẩm nội địa tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm mới có chất lượng cao.

Theo phân tích của SSI, các công ty dược phụ thuộc cao vào nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu. Nguyên phụ dược liệu nhập khẩu được cho là chiếm phần lớn trong tổng nhu cầu khoảng 80% - 90%.

Đây luôn là vấn đề dài hạn bởi để sản xuất dược liệu đòi hỏi phải đầu tư nhiều và cần có khả năng về công nghệ. Hiện Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác, như Trung Quốc và Ấn Độ.

Do đó, các công ty trong ngành dược có thể phải đối mặt với việc giá nguyên phụ liệu tăng cao, cũng như đối mặt với rủi ro tỷ giá.

Hà Phương (T/H)

vnfinance.vn

Tin khác

Kinh tế 11 giờ trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội.
Kinh tế 11 giờ trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024 (VOBF 2024) diễn ra tại Hà Nội sáng 25/4, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2024, với nhiều thông tin và con số đáng chú ý.
Kinh tế 11 giờ trước
(SHTT) - Hôm nay (ngày 25/4), giá xăng trong nước đã được Bộ Công Thương - Bộ Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, làm giảm giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Năm 2024, VECOM tiếp tục hoàn thiện tính chỉ số thương mại điện tử (TMĐT). Bên cạnh việc tính toán dựa vào kết quả khảo sát hàng nghìn DN VECOM còn sử dụng nhiều kênh thông tin định lượng tin cậy khác. Tên miền quốc gia “.VN” tiếp tục là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá hạ tầng cho TMĐT.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo nhưng không vì thế mà chàng trai trẻ Nguyễn Văn Trọng, thôn Hạc Sơn, xã Cẩm Bình, Huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá thấy thiếu tự tin, mặc cảm, ngược lại càng thôi thúc anh đam mê lao động, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm để vươn lên làm giàu.