SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Ngành du lịch Việt Nam bắt đầu “rã đông”

18:37, 10/11/2021
(SHTT) - Ngân hàng HSBC vừa phát hành báo cáo cho thấy Ngành du lịch bắt đầu “rã đông”, nhưng khả năng phục hồi tăng trưởng vẫn khá chậm...

Ngân hàng HSBC vừa phát hành báo cáo cho thấy Ngành du lịch bắt đầu “rã đông”” với nhận định mặc dù kế hoạch mở cửa lại của Việt Nam không thực sự tham vọng như các quốc gia láng giềng trong khu vực, du khách tiêm phòng đầy đủ rất ủng hộ quyết định mở lại 5 điểm đến du lịch mà không yêu cầu cách ly trong tháng 11.

Tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19

Ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng vượt bậc trong nhiều năm gần đây nhờ nỗ lực cởi mở trong chính sách cấp thị thực của Chính phủ.

Lượng khách du lịch tới Việt Nam đã tăng kỷ lục lên đến trên 18 triệu lượt vào năm 2019, mang đến nguồn thu 33 tỷ USD, tương đương 12,5% GDP. Gần 80% khách du lịch đến từ châu Á, trong đó hai thị trường lớn là Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm 56%.

tm-img-alt
Các sân bay nội địa cũng đã lên các phương án đảm bảo an toàn Covid-19 khi ngành du lịch "rã đông".

Cụ thể, chỉ riêng khách Trung Quốc đã chiếm tỷ lệ lớn nhất tương đương với 1/3 tổng lượt khách đến Việt Nam, tương đương với Thái Lan và vượt xa các quốc gia láng giềng trong khu vực vốn chỉ ở mức 15-20%.

Tuy nhiên, là ngành “đứng mũi chịu sào” trong đại dịch Covid-19, hoạt động du lịch đã gần như dừng hẳn. Việt Nam chỉ đón 3,8 triệu lượt khách vào năm 2020 và tổng lượng khách đến thời điểm hiện tại của năm 2021 còn chưa bằng 1% của năm 2019.

Do thiếu vắng sự hiện diện của khách quốc tế nên các dịch vụ liên quan, đặc biệt là lưu trú, vận tải và ăn uống, đã không thể phục hồi đúng nghĩa.

Du lịch nội địa đã gồng gánh ít nhiều trong những giai đoạn Việt Nam kiểm soát tốt tình hình lây lan của dịch bệnh nhưng rồi cũng chịu cảnh gián đoạn đột ngột khi đợt bùng dịch chủng Delta xuất hiện cuối quý II.

Dịch vụ lưu trú và ăn uống trong quý III sụt giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của các đợt giãn cách kéo dài.

Đặc biệt, khoảng 10% lực lượng lao động của Việt Nam tập trung trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú, vận tải và giải trí, đây đều là những ngành liên quan mật thiết đến du lịch.

Khi ngành du lịch rơi vào tìn trạng ngưng trệ, khoảng 60% người lao động bị mất việc làm trong năm 2020, 90% đã nghỉ việc tính đến tháng 5/2021. 

Dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy, trên 2 triệu người lao động trong ngành dịch vụ rơi vào cảnh thất nghiệp trong quý 3, thu nhập bị giảm 15% so với quý trước. Bên cạnh đó, theo báo cáo, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam đang dần thu hẹp.

Trước đây, Việt Nam từng trải qua giai đoạn thâm hụt dịch vụ khoảng 3 tỷ USD bình quân mỗi năm nhưng thâm hụt đã giảm một nửa xuống còn 1,5 tỷ USD vào năm 2019 nhờ đón một lượng khách du lịch cao kỷ lục.

Tuy nhiên, với tình trạng du lịch ngưng trệ từ năm 2020, thâm hụt dịch vụ tăng cao càng khiến tài khoản vãng lai của Việt Nam dao động mạnh.

tm-img-alt
Biểu đồ cho thấy mức độ tăng trưởng của du lịch Việt Nam.

Ngành du lịch Việt Nam bắt đầu "rã đông"

Sang đến quý 3 năm nay, Việt Nam bắt đầu nới lỏng các hạn chế ở biên giới khi số ca mắc mới trong ngày trở nên ổn định, nhưng vẫn còn khá thận trọng nên chưa mở cửa ồ ạt.

Tín hiệu ngành du lịch bắt đầu “rã đông” xuất phát từ việc Việt Nam sẽ mở cửa 5 địa điểm đảo Phú Quốc, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và Quảng Ninh từ tháng 11.

Trong đó, đảo Phú Quốc được chọn làm nơi thí điểm mở cửa từ 20/11 đón du khách đã tiêm phòng đầy đủ thông qua các chuyến bay thuê bao.

Ngoài ra, Việt Nam đã nhanh chóng được chấp nhận “giấy chứng nhận vaccine” của 72 nước và phát triển đường bay mới để thu hút nguồn khách du lịch mới.

Từ tháng 11, Vietnam Airlines bắt đầu khai thác đường bay thẳng thương mại thường lệ đến Mỹ, trong khi Bamboo Airways sẽ đưa vào khai thác các chuyến bay thẳng tới Anh từ tháng 1/2022. Bộ Giao thông Vận tải cũng đang lên kế hoạch mở lại các đường bay quốc tế.

Nhóm chuyên gia của ngân hàng HSBC nhận định, kế hoạch này không thực sự tham vọng như các quốc gia láng giềng, nhưng cũng sẽ mang lại tác động không nhỏ lên lên nền kinh tế, đặc biệt là thị trường lao động đang lao đao và thặng dư tài khoản vãng lai đang bị thu hẹp.

Tuy nhiên, HSBC cho rằng, phục hồi ngành du lịch thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên, tỷ lệ tiêm phòng toàn quốc còn thấp và tình hình dịch bệnh vẫn có thể tạo ra tâm lý e ngại.

Kế đến, sự thiếu vắng khách Trung Quốc, từng chiếm một phần ba tổng lượt khách đến Việt Nam, cũng cho thấy khả năng tăng trưởng trong tương lai gần có thể không xảy ra. Cuối cùng, về triển khai thực tiễn, cần thêm nhiều nỗ lực để nối lại các chuyến bay quốc tế.

Thực tế, Việt Nam đã tăng tốc tiến độ tiêm phòng từ quý III, ưu tiên các điểm đến du lịch và cụm công nghiệp. Toàn bộ các điểm đến du lịch, ngoại trừ Quảng Nam và Đà Nẵng, đều đã tiêm phòng cho ít nhất 80% người dân.

Dù vậy, báo cáo đề xuất, Việt Nam cần tính toán kỹ phương án hỗ trợ đi lại giữa các địa phương này cũng như trên cả nước trong khi vẫn phải hạn chế rủi ro tiềm tàng do virus. Mặt khác, Việt Nam cũng cần nỗ lực nối lại các chuyến bay quốc tế để thúc đẩy du lịch.

Kể từ đầu mùa dịch, nhiều chuyến bay đã bị hủy và ngay cả khi các quy định giãn cách gần đây cũng dần được gỡ bỏ thì ngành hàng không vẫn phải mất một thời gian nữa mới lấy lại phong độ như thời trước đại dịch.

Sẵn sàng cho bình thường mới?

Sau bốn tháng giãn cách tại địa phương được coi là đầu mối giao thương, cuối cùng thì Việt Nam cũng quyết định mở cửa lại nền kinh tế từ 1.10. Khả năng đi lại của người dân tăng lên đáng kể từ 66% lên 33% dưới mức trước đại dịch vào cuối tháng 10, tạo điều kiện phục hồi nhu cầu trong nước.

Mặc dù chỉ số bán lẻ giảm 28% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân chủ yếu là do kết quả năm ngoái khá cao.

Tuy nhiên, sự phục hồi chủ yếu diễn ra trong mảng mua bán hàng hóa do ngành dịch vụ vẫn còn bị giới hạn như hạn chế ăn uống tại chỗ, giải trí và du lịch. Mặc dù áp lực giá không còn, một vấn đề cần quan tâm theo dõi là giá nhiên liệu tăng.

Cụ thể, chi phí vận chuyển tăng nhanh chóng 2,5% so với tháng trước, đóng vai trò nhân tố chính tạo ra lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 đã giảm 0,2% so với tháng trước, dẫn tới chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là một chỉ số đáng ngạc nhiên với thị trường, theo HSBC, (HSBC dự báo 2,2%; Bbg dự báo 2,5%) với nguồn gốc sâu xa chủ yếu do áp lực giá dao động theo nhu cầu đã giảm xuống, cũng là một dấu hiệu cho thấy tình hình phục hồi kinh tế chậm chạp.

Mặc dù vậy, HSBC vẫn tin tưởng rằng nhu cầu trong nước dần phục hồi dù chậm vẫn có khả năng bù lại cho giá nhiên liệu tăng cao, đồng thời, HSBC kỳ vọng lạm phát sẽ chỉ tăng lên 2,1% trong năm 2021.

Khi nền kinh tế trở lại bình thường, nhu cầu trong nước nhiều khả năng sẽ đẩy lạm phát lên 3,5% trong năm 2022.

Quỳnh Anh

Tin khác

Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Thời gian qua các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai nhiều kỹ thuật mới, giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại cơ sở, không phải chuyển lên tuyến trên điều trị, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng cao của người dân.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương nhấn mạnh, những người làm nội dung thông tin trên môi trường mạng cần có trách nhiệm hơn.
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin tại buổi Họp báo, thông tin về tình hình kinh tế -xã hội Quý I năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm các tháng tiếp theo, ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ buổi Họp báo thông tin về tình hình kinh tế -xã hội Quý I năm 2024 được UBND Thành phố Hà Nội tổ chức vào chiều ngày 28/3 vừa qua, trong quý đầu năm, Thủ đô đã ghi nhận nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội.
Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về 24 thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người dân cần chú ý để tránh mất tiền oan.
Liên kết hữu ích