SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 23/03/2024
  • Click để copy

New Zealand thu hồi bơ mè Tahini nhập khẩu do nhiễm khuẩn

07:19, 18/03/2023
(SHTT) - Các nhà chức trách ở New Zealand đang giám sát một đợt thu hồi lớn thực phẩm có chứa tahini nhập khẩu do nhiễm vi khuẩn Salmonella.

Tahini là một loại hạt mè, giàu canxi, phổ biến trong nhiều công thức nấu ăn chay và thuần chay (đặc biệt là trong món salad và hummus tự làm). Nguyên liệu này xuất hiện trong nhiều món ăn Trung Á và ẩm thực các nước ở Điạ Trung Hải. 

Các quan chức cho biết người tiêu dùng nên nắm thông tin một số sản phẩm được dán nhãn “Sản phẩm của Mexico hoặc Israel” trong khi nguồn gốc xuất xứ chính xác là tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Vincent Arbuckle, phó tổng giám đốc Cục An toàn Thực phẩm New Zealand (NZFS) cho biết: “Thử nghiệm đã xác định khả năng có vi khuẩn Salmonella trong dây chuyền tahini hữu cơ của các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ do Ceres Enterprises nhập khẩu. Sẽ không có thêm sản phẩm nào từ nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ được tung ra thị trường trong khi vấn đề đang được điều tra. Chúng tôi đã thông báo cho các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm ở đó và sẽ hợp tác với họ để xác định và quản lý bất kỳ rủi ro nào khác”.

ceres-tahini-recall-salmonella-nz-march-23-660x374

Một trong những sản phẩm của Ceres Enterprises nhập khẩu bị thu hồi tại New Zealand.

Chưa có báo cáo chính thức nào về các bệnh liên quan nhưng truyền thông địa phương đưa tin mọi người nghĩ rằng họ đã bị bệnh sau khi ăn các sản phẩm liên quan. Các nhà chức trách đang cố gắng xác định các trường hợp nhiễm khuẩn salmonella liên quan đến đợt thu hồi này.

Một số loại thực phẩm có rủi ro cao, bao gồm tahini, cần phải được thông quan an toàn thực phẩm tại biên giới. Điều này có nghĩa là nhà nhập khẩu có thể cần cung cấp chứng nhận chính thức hoặc tài liệu liên quan, hoặc sản phẩm được  lấy mẫu và thử nghiệm trước khi đưa vào thị trường New Zealand.

Vào năm 2022, một đợt bùng phát vi khuẩn Salmonella Kintambo liên quan đến ba bệnh nhân đã sử dụng các sản phẩm làm từ vừng từ Syria, hai người phải nhập viện. Kiểm tra các sản phẩm tahini và halva đã tìm thấy vi khuẩn Salmonella Kintambo, Salmonella Amsterdam và Salmonella Orion.

Vào tháng 3/2023, Life Health Foods đã thu hồi các nhãn hiệu Lisa’s, Greater!, và Prep Kitchen. Xét nghiệm định kỳ của nhà sản xuất đã phát hiện vi khuẩn Salmonella trong các sản phẩm được bày bán trong các siêu thị và cửa hàng bán lẻ trên khắp New Zealand.

Brelita Foods đã thu hồi các sản phẩm mang nhãn hiệu Seasons Gourmet và Turkish Kitchen có chứa tahini. Các lô hàng và hạn sử dụng khác nhau của tahini hữu cơ có vỏ và không vỏ của thương hiệu Ceres Organics cũng đã bị thu hồi.

Các nhà chức trách đã cảnh báo các thương hiệu và sản phẩm khác có khả năng được thêm vào danh sách thu hồi, như tahini của thương hiệu GoodFor, tập đoàn bán lẻ Bin Inn, tahini hữu cơ Forty Thieves, She Universe và Little Bird Organics.

Là một phần của cuộc điều tra, các quan chức đã xem xét các sản phẩm khác được nhập khẩu từ nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ không có trong thông báo thu hồi ban đầu.

Theo Trung tâm An toàn Thực phẩm (CFS) của nước này, một số sản phẩm thương hiệu Ceres Organics cũng đã được gửi đến Hồng Kông.

Một phát ngôn viên cho biết: “CFS đã nhận được thông báo từ Mạng lưới Cơ quan An toàn Thực phẩm Quốc tế (INFOSAN) rằng sản phẩm nêu trên có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Khi biết về vụ việc, CFS đã ngay lập tức liên hệ với các nhà nhập khẩu địa phương để theo dõi”.

Gần đây, Đức đã đưa ra một số thông báo thông qua Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) về các sản phẩm vừng từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thụy Sĩ và Pháp cũng đã đăng thông báo về vi khuẩn Salmonella trong món tahini vào tháng 2 và tháng 3 năm nay.

Một đợt bùng phát đa quốc gia đang diễn ra trong nhiều năm do tahini và halva từ Syria đã ảnh hưởng đến năm quốc gia. Tại châu Âu, ít nhất 120 người đã bị ảnh hưởng kể từ tháng 1/2019, trong đó Đức có nhiều trường hợp mắc bệnh nhất. 

Hồng Hạnh 

 

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Google đã bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Pháp phạt vì vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU) khi không đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác giám sát, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội mới đây đã kịp thời phát hiện và thu giữ 7.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu 'Ăn cùng bà Tuyết'.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Dù chiến thắng trong vụ kiện bản quyền âm nhạc, nhưng Sam Smith & Normani thẩm phán vẫn quyết định các nghệ sĩ nổi tiếng phải tự chi trả phí luật sư lên tớ hơn 700.000 đô la.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra một địa điểm kinh doanh tại huyện Hoài Đức, qua đó phát hiện số lượng lớn.