SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

New Zealand & Australia - Cuộc chiến không hồi kết với thương hiệu mật ong Manuka

11:11, 08/11/2019
(SHTT) - Những người sản xuất mật ong Manuka - một loại thực phẩm kháng khuẩn mạnh - tại Australia và New Zealand luôn có quan điểm bất đồng với nhau về quyền sở hữu thương hiệu nổi tiếng này.
mat ong

 Mật ong Manuka 

Một tranh chấp thương hiệu liên quan tới mật ong Manuka – nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn - đang diễn ra ở châu Úc. Những người nuôi ong ở New Zealand tuyên bố họ có quyền sở hữu duy nhất đối với cái tên “Manuka”. Trong khi đó, những người nuôi ong ở Australia khẳng định cây Manuka – loài thực vật cung cấp nguyên liệu cho mật ong Manuka – có nguồn gốc từ đất nước của họ, tờ Bloomberg đưa tin.

Theo đó, các nhà sản xuất mật ong của New Zealand từ lâu đã cho rằng quốc đảo này là đất nước duy nhất có thể tạo ra đúng mật ong manuka, bởi vì đó là nơi duy nhất các bụi manuka (Leptospermum scoparium) được tìm thấy.

Mật manuka ra đời do ong thụ phấn cho Leptospermum scoparium – một loài thực vật giống cây bụi. Những tên khác của nó gồm Damask đỏ, Manuka và cây trà. Loài thực vật này mọc ở cả New Zealand và Australia. Mặc dù giống Leptospermum scoparium ở New Zealand nổi tiếng hơn nhưng những người nuôi ong ở Australia khẳng định mật ong của họ cũng có quyền lợi hợp pháp đối với thương hiệu Manuka.

Hiệp hội mật ong Manuka (MHAS), một tổ chức đại diện cho một nhóm người nuôi ong có trụ sở ở New Zealand, đã nhận được gần 6 triệu đô la New Zealand từ chính phủ để tiếp tục chiến đấu ngăn chặn những hành vi xâm phạm thương hiệu. "Người Úc đang cố gắng quảng bá mình là chủ sở hữu của thương hiệu mật ong manuka", Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Khu vực New Zealand Shane Jones cho biết. "Điều đó là sai về mặt văn hóa và còn là một kiểu lừa đảo trắng trợn về kinh tế".

Về phía mình, người Úc cho rằng mật ong của họ tốt hơn so với những gì New Zealand có thể tạo ra và họ có một bài báo khoa học để chứng minh điều đó. Vào cuối tháng 10, các nhà khoa học Úc đã công bố kết quả của một nghiên cứu kéo dài 5 năm liên quan đến việc thử nghiệm hơn 5.000 mẫu mật ong và 2.000 mẫu mật hoa đã được thu thập trên toàn quốc. Các nhà nghiên cứu nói rằng bảy trong số 80 loài leptospermum của Úc sản xuất mật ong với "hoạt tính kháng khuẩn đặc biệt cao", trong khi những loài khác "hoạt động có lợi về mặt trị liệu".

"Mật ong dược phẩm của chúng tôi tốt hơn nhiều mật ong dược liệu của New Zealand", Tiến sĩ Peter Brooks thuộc phòng thí nghiệm mật ong của Đại học Bờ biển Sunshine khẳng định.

Có thể thấy, dường như cuộc chiến về quốc gia nào là quê hương của mật ong manuka  chưa thể dừng lại và nó vẫn sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới.

Thùy Nguyễn

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.