SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

NASA thử nghiệm thành công tên lửa SLS để đưa con người trở lại mặt trăng

16:21, 22/03/2021
(SHTT) - Mới đây, NASA đã thử nghiệm thành công tên lửa SLS do Boeing chế tạo cho các sứ mệnh Artemis nhằm đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng vào năm 2024.

Cụ thể, ngày 16/1, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiến hành thử nghiệm các động cơ tên lửa của Hệ thống Phóng Không gian (SLS) được sử dụng trong sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng.

Trong thông báo, NASA cho biết cuộc thử nghiệm tại Trung tâm Vũ trụ Stennis ở bang Mississippi dự kiến kéo dài hơn 8 phút – thời gian để các động cơ RS-25 đốt cháy trong hành trình bay. Tuy nhiên, các động cơ này đã tắt chỉ trong hơn 1 phút sau khi cháy.

Sau sự thất bại đầu tiên này, NASA đã rút kinh nghiệm và tiếp tục tiến hành giai đoạn thử nghiệm động cơ tên lửa SLS lần thứ hai vào hôm 18/3. Vượt ngoài sự mong đợi, thử nghiệm tên lửa SLS để đưa con người lên mặt trăng thành công một cách rực rỡ.

Thử nghiệm trên diễn ra tại Trung tâm Không gian Stennis của NASA bên ngoài Vịnh St. Louis, Mississippi và bắt đầu vào lúc 4:40 theo giờ địa phương. Trong lần thử nghiệm này, cả 4 động cơ RS-25 của tên lửa SLS đã khai hỏa đồng thời trong toàn bộ thời gian 8 phút, tạo ra lực đẩy tối đa 1,6 triệu pound (tương đương 7,1 triệu newton) trong vòng 7 giây.  

nasa

 Hệ thống Phóng Không gian, tên lửa đẩy lên mặt trăng của NASA

Steve Jurczyk, quản trị viên của NASA đã khẳng định với giới báo chí rằng tên lửa SLS chính là tên mạnh nhất mà NASA từng chế tạo và cũng là tên lửa duy nhất có khả năng cung cấp năng lượng cho các sứ mệnh Artemis tiếp theo của Mỹ để đưa con người lên Mặt trăng.

Ông cũng cho biết thêm “Thử nghiệm thành công tên lửa SLS ngày hôm nay đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy mục tiêu đưa con người trở lại mặt trăng của NASA và còn hơn thế nữa”.

Thử nghiệm của NASA lần này là lần thứ tám và cũng là lần cuối cùng trong loạt thử nghiệm Green Run được thiết kế để đảm bảo rằng tên lửa SLS có thể đưa nữ phi hành gia đầu tiên và các phi hành gia nam tiếp theo lên mặt trăng vào năm 2024.

Trong chương trình Artemis, NASA đã chọn ra 18 phi hành gia dày dặn kinh nghiệm để tham gia vào sứ mệnh lớn lao này. Đặc biệt các phi hành gia kể trên sẽ khám phá cực Nam của Mặt Trăng, nơi chưa từng được con người thám hiểm trước đây.

Theo kế hoạch, sứ mệnh đầu tiên, Artemis I, không có phi hành gia trên tàu vũ trụ, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới. Tiếp đó, sứ mệnh Artemis II sẽ đưa các phi hành gia bay ngang qua Mặt Trăng vào tháng 8/2023. Trong khi đó, sứ mệnh Artemis III tiếp tục đưa các phi hành gia đến Mặt Trăng vào năm 2024.

Phương Anh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.