SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

NASA thành công vượt mong đợi trong kế hoạch 'cứu Trái Đất'

15:41, 26/10/2022
(SHTT) - Sau thời gian đánh giá và theo dõi, NASA mới đây đã công bố kết quả thành công vượt mong đợi trong thử nghiệm sử dụng tàu vũ trụ đánh chặn tiểu hành tinh có khả năng lao vào Trái Đất, gây thảm họa diệt vong.

Ngày 26/9/2022, tàu vũ trụ thử nghiệm đảo hướng tiểu hành tinh đôi (DART) của NASA đã thực hiện nhiệm vụ đâm thẳng vào hành tinh Dimorphos ở địa điểm nằm cách trái đất khoảng 11 triệu km. 

Theo NASA, DART lao vào Dimorphos với tốc độ khoảng 23.400 km/h.

Mục tiêu ban đầu của DART là thay đổi quỹ đạo của Dimorphos 73 giây khi nó quay xung quanh một tiểu hành tinh lớn hơn - tiểu hành tinh Didymos với chiều rộng 390m.

Tuy nhiên, sau 1 tháng quan sát kết quả, các nhà khoa học NASA đã vui mừng công bố kết quả vượt mức mong chờ rất xa. 

Cụ thể, cú va chạm của DART đã làm rút ngắn quỹ đạo của tiểu hành tinh Didymos tới 32 phút thay vì số giây dự kiến ban đầu.

DART

 

Sau vụ va chạm, các đài thiên văn lớn trên trái đất đã theo dõi Dimorphos để xem đã có gì thay đổi. Bằng cách xem xét thời điểm ánh sáng mặt trời phản chiếu từ cặp tiểu hành tinh bị mờ đi, các nhà khoa học thấy Dimorphos đã đi sâu hơn vào vùng tối của Didymos. Dựa vào đó, họ tính toán và thấy chu kỳ quỹ đạo của Dimorphos đã ngắn hơn nửa giờ so với trước khi xảy ra va chạm. Các quan sát tiếp theo từ nhiều thiết bị radar cũng cho kết quả tương tự, xác nhận rằng quỹ đạo của tiểu hành tinh Dimorphos đã rút ngắn từ 11 giờ 55 phút xuống còn 11 giờ 23 phút.

Thành công này được giới khoa học vũ trụ đánh giá là cực kỳ ấn tượng và sẽ mở ra tương lai vô cùng đáng ký vọng cho các mục tiêu xa hơn trong kế hoạch giải cứu Trái Đất khỏi nguy cơ bị các tiểu hành tinh va chạm, dẫn tới thảm họa diệt vong.

Được biết, DART nặng chỉ 550kg và trị giá 314 triệu USD đã đẩy Dimorphos tới gần Didymos hơn, đồng thời rút ngắn quỹ đạo quay của nó. DART cũng không có hình dáng dữ tợn như trong các bộ phim Hollywood mà chỉ là một con tàu thăm dò hình khối vuông vắn, bao gồm các cảm biến, 1 ăng-ten, 1 động cơ đẩy ion và 2 tấm pin năng lượng mặt trời dài 8,5m.

 Trước khi vỡ tan thành một đám bụi trong không gian sau va chạm, DART đã ghi và phát về Trái Đất những khoảnh khắc cuối cùng của nó thông qua hệ thống camera dẫn đường quang học tự động điều hướng con tàu bay đúng lộ trình được thiết kế trước đó.

Đây là lần đầu tiên con người thành công thay đổi quỹ đạo của một tiểu hành tinh, một thiên thể. Sự kiện mang ý nghĩa vô cùng lớn và sẽ giúp loài người chủ động hơn trong việc bảo vệ Trái Đất khỏi các tác động từ không gian vũ trụ.

Hải An

Tin khác

Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Chiều ngày 24/4, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản yêu cầu UBND huyện Thanh Trì và Công an Thành phố vào cuộc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh việc hành hung nhà báo tác nghiệp tại huyện Thanh Trì.
Tin tức 11 giờ trước
Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn khó đáp ứng được những tiêu chí khắt khe trong khi nhóm 3 đối tượng vay vốn từ nguồn Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đứng trước cơ hội nắm được “phao” vốn khơi thông điểm nghẽn nguồn lực.
Tin tức 11 giờ trước
Hội Nữ trí thức Việt Nam – Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Khởi nghiệp phối hợp trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng - khai mạc lớp tập huấn về “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và đàm phán hợp đồng chuyển giao khoa học công nghệ thành công".
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên Khoáng sản và Xây dựng Việt Nam - Mining Vietnam 2024 đã chính thức được khai mạc tại Hà Nội.