SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

NASA thành công trong thử nghiệm bảo vệ Trái Đất

14:33, 27/09/2022
(SHTT) - Sáng ngày 27/9/2022, tàu vũ trụ của NASA đã thành công đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos. Đây là thành công đầu tiên trong thử nghiệm sử dụng tàu vũ trụ làm chệch hướng đi của tiểu hành tinh để tránh va chạm với Trái đất.

6 giờ 14 phút sáng ngày 27/9/2022, tàu vũ tru thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi (DART) của NASA đã thành công đâm vào tiểu hành tinh nhỏ Dimorphos có kích thước tương đương với một sân bóng, ở khoảng khách 11 triệu km so với Trái Đất.

dimorphos-20220927063458

 

Đây là thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới sử dụng "vật va chạm động lực học" của NASA với mục tiêu thay đổi chu kỳ quỹ đạo của Dimorphos và khiến tác động hấp dẫn của nó lên Didymos, tiểu hành tinh lớn hơn cùng hệ đôi với Dimorphos, cũng thay đổi, từ đó làm chệch quỹ đạo của cặp tiểu hành tinh. 

Việc thành công đâm vào Dimorphos được NASA coi là thành công của thử nghiệm và bước đệm đầu tiên cho những dự án thử nghiệm sau này.

Theo các nhà khoa học,, hiện vẫn chưa thể khẳng định được vụ va chạm có giúp làm thay đổi quỹ đạo của Dimorphos theo tính toán ban đầu hay không, họ sẽ cần thêm thời gian quann sát để đánh giá kết quả cuối cùng của thử nghiệm va chạm động lực học này.

Khi quan sát từ Trái Đất, hệ tiểu hành tinh đôi Didymos-Dimorphos trông giống như một đốm sáng nhỏ giữa bầu trời đầy sao. Đốm này sáng lên và mờ đi theo chu kỳ mà Dimorphos (rộng hơn 160 m) di chuyển xung quanh Didymos (rộng 780 m), tạm thời che mờ Didymos.

Từ tần suất của những lần giảm sáng này, các nhà thiên văn tìm ra chu kỳ quỹ đạo của Dimorphos kéo dài 11 tiếng 55 phút. Dựa vào đó, họ cũng sẽ tính được quỹ đạo của Dimorphos thay đổi bao nhiêu sau khi va chạm với DART. Tiểu hành tinh này dự kiến bị đẩy tới gần Didymos hơn, khiến chu kỳ quỹ đạo của nó nhanh lên vài phút. Tuy nhiên, các chuyên gia chưa rõ chính xác khi nào có thể quan sát được sự gia tốc và rút ngắn quỹ đạo này.

image.vtc.vn-upload-2022-09-27-_nasa-asteroid-40-00550230

 

"Giống như khi bạn làm hỏng đồng hồ đeo tay và nó bắt đầu chạy nhanh một chút. Bạn có thể không nhận ra trong một hoặc hai ngày đầu, nhưng sau vài tuần, bạn sẽ bắt đầu thấy nó không còn chỉ đúng thời gian nữa", Tom Statler, nhà khoa học của chương trình DART tại Văn phòng Điều phối Phòng thủ Hành tinh thuộc NASA, cho biết.

Các nhà khoa học của nhiệm vụ DART chỉ biết sơ bộ về mức độ thay đổi mà vụ va chạm sẽ gây ra. Nguyên nhân là họ biết rất ít về Dimorphos. Hiệu quả của vụ va chạm sẽ phụ thuộc nhiều vào những đặc tính chưa biết của Dimorphos, ví dụ như khối lượng riêng và cấu trúc bên trong của tiểu hành tinh. Để được coi là thành công, DART phải rút ngắn 73 giây trong chu kỳ quỹ đạo bình thường của Dimorphos. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng kết quả có thể nhiều hơn, ví dụ 10 phút.

"Các kính viễn vọng sẽ theo dõi thời gian của các đợt giảm sáng - khi Dimorphos bay qua phía trước Didymos. Trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, chúng ta sẽ thấy những đợt giảm sáng bắt đầu diễn ra không theo lịch trình. Cá nhân tôi sẽ ngạc nhiên nếu một tháng trôi qua mà vẫn không thấy rõ sự thay đổi này. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể khẳng định chính xác", Statler nói.

Theo ESA, các kính viễn vọng dưới mặt đất cũng có thể quan sát và đo lường sự sáng lên đột ngột do vật chất bắn ra khi DART va chạm. Vật chất này sẽ tạo ra một dạng đuôi sao chổi tạm thời giúp các nhà thiên văn xác định một số đặc tính của Dimorphos.

"Càng nhiều vật chất bắn ra từ tiểu hành tinh, lượng vật chất có thể phản xạ ánh sáng Mặt Trời càng lớn và làm tăng độ sáng trên bầu trời", Dora Föhring, nhà thiên văn tại Trung tâm Điều phối Vật thể Gần Trái đất thuộc ESA, giải thích.

"Đây là lần đầu tiên một hoạt động như thế này được thử nghiệm nên thật khó để dự đoán lượng vật chất bắn ra do va chạm. Các ước tính hiện tại cho thấy tiểu hành tinh sẽ tăng độ sáng lên khoảng một magnitude (độ sáng biểu kiến), nhưng trong tình huống dữ dội nhất, độ sáng có thể tăng đến 4 magnitude", Föhring bổ sung.

Các kính viễn vọng ở khu vực phía nam và phía đông châu Phi, phía đông bán đảo Arab và Đông Nam Á có thể quan sát thời điểm xảy ra va chạm. Trong nhiều ngày tới, hàng trăm kính viễn vọng chuyên nghiệp và nghiệp dư sẽ nhắm vào Didymos, bao gồm cả hai đài quan sát mạnh nhất ngoài không gian là kính viễn vọng James Webb và kính viễn vọng Hubble.

Thu Thảo

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.