SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 06/12/2024
  • Click để copy

Nâng cao giá trị Cá điêu hồng Bình Thạnh sau khi công bố nhãn hiệu chứng nhận

16:31, 14/11/2018
(SHTT) - Việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cá điêu hồng Bình Thạnh” đã giúp nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, phát triển sản phẩm đặc thù của địa phương và góp phần tăng thu nhập cho người nuôi thủy sản.

Cá điêu hồng Bình Thạnh vốn là đặc sản nổi tiếng của huyện Cao Lãnh nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Hiện nay toàn huyện Cao Lãnh có 1.766 lồng, bè nuôi cá điêu hồng, sản lượng trên 14.000 tấn/năm.

Riêng xã Bình Thạnh có 281 hộ nuôi với 1.589 lồng bè, trong đó có 10 hộ với 55 lồng bè nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

Sau 2 năm thực hiện xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cá điêu hồng Bình Thạnh”, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 279386 đối với “Cá điêu hồng Bình Thạnh” cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh. Quyết định có hiệu lực 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

ca dieu hong binh thanh

 

Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp đã phối hợp với UBND huyện Cao Lãnh tổ chức lễ đón nhận và công bố nhãn hiệu chứng nhận “Cá điêu hồng Bình Thạnh” do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận.

Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ghi nhận sự đóng góp tích cực của các hộ nuôi cá điêu hồng Bình Thạnh trên dòng sông Tiền trong việc xây dựng nhãn hiệu và đề nghị các hộ nuôi phải đảm bảo chất lượng đối với sản phẩm từ cá điêu hồng, phát triển hơn nữa nhãn hiệu cá điêu hồng Bình Thạnh trong thời gian tới.

Việc xây dựng nhãn hiệu “Cá điêu hồng Bình Thạnh” nhằm góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, phát triển sản phẩm đặc thù của địa phương và góp phần tăng thu nhập cho người nuôi thủy sản.

Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau cũng đã phối hợp với UBND huyện Ngọc Hiển tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau”.

Trải qua quá trình thẩm định khắt khe, đảm bảo các yêu cầu thủ tục, cùng với sự nỗ lực xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng quy trình chế biến sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí để “Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau” trở thành sản phẩm thứ hai được công nhận nhãn hiệu tập thể của huyện Ngọc Hiển. Với sản lượng trung bình hàng năm từ 10 – 15 tấn đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho lao động tại địa phương. Góp phần tạo điều kiện khẳng định quá trình xây dựng thương hiệu, logo biểu chưng cho các mặt hàng sản phẩm đặc trưng và đồng thời khai thác tiềm năng kinh tế, thế mạnh từ mặt hàng thủy sản chủ lực trên địa bàn.

Minh Hà (t/h)

Tin khác

Pháp luật 22 giờ trước
(SHTT) - Ngày 03/12/2024, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp Cục QLTT thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất điểm kinh doanh đồ uống trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, phát hiện 3.000 lon nước uống tăng lực mang các dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Sáng ngày 28/11, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) đã phối hợp với Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA) cùng Viện Phát triển Doanh nghiệp – Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức một hội thảo với chủ đề: “Tài nguyên nhãn hiệu: Tối đa hóa giá trị và bảo vệ quyền lợi”.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Ngày 26/11, UBND huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp thuộc Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh, tổ chức Hội thảo góp ý vào hồ sơ bảo hộ, xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Măng Vân Hồ'.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Sau khi áp dụng hình thức phạt tiền, toàn bộ số lượng thuốc lá giả mạo nhãn hàng hóa và giả mạo nhãn hiệu “SAIGON SILVER” đã bị buộc tiêu hủy theo quy định.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản cho phép sử dụng địa danh “Nghĩa Đô” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Làng du lịch cộng đồng Nghĩa Đô.
. ..