SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Nạn ăn cắp bản quyền nội dung diễn ra tương đối phổ biến

06:30, 19/08/2017
Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho rằng truyền hình trả tiền đang rơi vào cuộc cạnh tranh khốc liệt, tình trạng vi phạm bản quyền gia tăng với nhiều phương thức tinh vi.

Chiều 18/8, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam tổ chức hội thảo bảo vệ bản quyền nội dung truyền hình trên mạng Internet.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay truyền hình đang rơi vào thời điểm đầy thách thức khi công chúng chuyển dần từ truyền hình truyền thống sang xem trên các thiết bị khác như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn… có kết nối Internet. 

“Tình trạng vi phạm bản quyền ngày càng gia tăng với nhiều phương thức tinh vi gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đài phát thanh truyền hình, các doanh nghiệp truyền hình trả tiền”, ông Bảo nhấn mạnh.

nan an cap ban quyen

 Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Việt Hùng.

Theo Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo, 3 năm trở lại đây, truyền hình trả tiền rơi vào cuộc cạnh tranh khốc liệt khiến các nhà cung cấp dịch vụ phải đua nhau giảm giá thuê bao. Doanh thu bình quân thuê bao truyền hình trả tiền ở Việt Nam thấp nhất khu vực nhưng việc phát triển thuê bao của các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn vì phải cạnh tranh với các loại hình nội dung mới.

Nạn ăn cắp bản quyền nội dung diễn ra tương đối phổ biến. Sự phát triển của các nền tảng hạ tầng thông tin mới với ưu thế về số lượng người dùng, nội dung thông tin, doanh thu quảng cáo cũng đặt ra thách thức lớn cho các đài phát thanh truyền hình, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trong nước.

Do vậy, việc bảo vệ bản quyền truyền hình trên Internet Việt Nam là yếu tố quan trọng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, thúc đẩy tăng doanh thu bình quân trên thuê bao, tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp nội dung số.

"Bộ Thông tin và Truyền thông xác định nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường quản lý trong lĩnh vực truyền hình. Bảo vệ bản quyền phải đạt được 2 mục tiêu: Bản quyền của chủ sở hữu phải được tôn trọng và sử dụng hợp pháp; Có bản quyền nội dung nhưng việc cung cấp nội dung có bản quyền phải tuân thủ quy định của pháp luật", Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo nói.

nan an cap ban quyen a

Đại diện các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh truyền hình trong cả nước tham dự hội thảo. Ảnh: Việt Hùng. 

Bà Trịnh Thị Thu Hằng - Trưởng phòng Phát thanh Truyền hình (Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử) cho biết cả nước hiện có 273 kênh trong nước và 50 kênh nước ngoài được cấp phép, trong đó có hơn 90 kênh phục vụ truyền hình trả tiền. Đến tháng 7/2017 có 13,5 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, tổng doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo bà Hằng, vi phạm bản quyền nội dung trên Internet ở Việt Nam khá phổ biến, trong đó chủ yếu là vi phạm trên các trang thông tin điện tử, ứng dụng OTT không phép (OTT lậu), ứng dụng của một số doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, và một số đài phát thanh truyền hình sử dụng hình ảnh, tư liệu, kênh chương trình không xin phép.

Khẳng định VTV đang bị vi phạm bản quyền nhiều nhất, ông Nguyễn Thành Lương - Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam - đề nghị các doanh nghiệp cần xác định rõ: "Không phải của mình thì không nên dùng, và làm việc với người sở hữu bản quyền để có quyền sử dụng hợp pháp".

Sau phần thảo luận của các khách mời, ông Nguyễn Thanh Lâm - Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử chia sẻ ai cũng biết đâu là chủ thể, đâu là nạn nhân của tình trạng vi phạm bản quyền nhưng sau bao năm không giải quyết được.

"Thói quen xem không trả tiền là nỗi lo sợ khủng khiếp của những người làm nội dung muốn thu tiền. Một tháng trả khoảng 100.000 đồng cho truyền hình trả tiền thì không muốn, lại sẵn sàng mua cái đầu Android 2 triệu để tải app về xem miễn phí. Đó là điều người kinh doanh sợ nhất", ông Lâm nêu ví dụ.

nan an cap ban quyen b

 Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cùng Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam đã ký Đã đạo tranh còn cãi là cảm hứng như phổ nhạc cho thơ! phối hợp công tác. Ảnh: Việt Hùng.

Theo ông Lâm, vai trò của truyền thông là cần làm cho người dùng hiểu rõ nếu cứ như thế sẽ không thể có nội dung chất lượng. Người dùng vừa muốn có sản phẩm chất lượng vừa không muốn nhà đài quảng cáo nhiều, vừa không muốn truyền hình quá đắt đỏ, và lại rất thích xem cái mới.

"Chúng ta cần làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh nội dung số, để cho người tiêu dùng dần dần có thói quen trả tiền, nhưng không quá đắt", Cục trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.

Theo Zing.vn

Tin khác

Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Adam Schiff, nghị sĩ Đảng Dân chủ của bang California, đã đề xuất với Quốc hội Mỹ về dự luật buộc các công ty AI tiết lộ những tài liệu có bản quyền được sử dụng để xây dựng các mô hình AI tạo sinh.