SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Nam Định: Phát hiện và bắt giữ số lượng lớn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Yody

11:56, 28/02/2023
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Nam Định qua công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh trên địa bàn đã phát hiện nhiều cơ sở có hành vi bày bán các sản phẩm thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiêu Yody.

 Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường Nam Định, hiện nay, lợi dụng danh tiếng của nhãn hiệu Yody của Công ty cổ phần thời trang Yody, một số cơ sở kinh trên địa bàn tỉnh đã có hành vi kinh doanh các sản phẩm in logo Yody; có kiểu dáng, thiết kế giống với sản phẩm của Yody, gây nên sự nhầm lẫn với sản phẩm chính hiệu. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu và lợi nhuận của Yody cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

Chính vì vậy, thời gian qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định đã tiến hành thẩm tra, xác minh các cơ sở kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Yody trên địa bàn.

Qua quá trình thẩm tra, xác minh các Đội Quản lý thị trường đã phát hiện một số cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Xuân Trường và huyện Mỹ Lộc đang kinh doanh hàng hóa là áo phông có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Yody. 

Cụ thể, trong sáng ngày 22/2/2023, Đội QLTT số 4 đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại xã Thọ Nghiệp, Huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

5

 

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 58 sản phẩm áo phông người lớn, trẻ em mang nhãn hiệu Yody. Qua nghiên cứu tài liệu, văn bằng bảo hộ của Công ty cổ phần thời trang Yody, tổ công tác nhận định số hàng hóa trên có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Yody. 

Khi được cơ quan chức năng yêu cầu, chủ cơ sở cũng chưa cung cấp được hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. 

Trước những dấu hiệu vi phạm đó, đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa và tiếp tục xác minh, làm rõ hành vi, vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.

Tiếp đó, vào sáng ngày 24/2/2023, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường Nam Định đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế và công an sở tại chia làm 2 Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất đồng thời 2 hộ kinh doanh có địa chỉ tại xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. 

Qua kiểm tra 2 hộ kinh doanh lực lượng chức năng phát hiện gần 1.000 sản phẩm áo phông người lớn, trẻ em mang nhãn hiệu Yody. Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Yody. Trị giá hàng hóa gần 40 triệu đồng.

6

 

Tại thời điểm kiểm tra, chủ các cơ sở này cũng chưa cung cấp được hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Với những dấu hiệu trên, đoàn công tác xác định số hàng hóa mang nhãn hiệu Yody tại các cơ sở trên có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và đã tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc ngăn chặn kịp thời một lượng lớn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của Yody của Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định đã góp phần củng cố  niềm tin của các nhà đầu tư trong việc thu hút đầu tư đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Nam Định. 

Hành vi kinh doanh hàng hóa vi phạm nhãn hiệu bị xử phạt ra sao?

Trách nhiệm hành chính

Xử lý vi phạm hành chính đối với quyền sở hữu trí tuệ là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nhất định xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính theo Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019, việc xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ có thể bao gồm các hình thức, biện pháp xử lý sau:

  • Hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền;
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép có liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ.
  • Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh; buộc phân phối hoặc sử dụng vào mục đích phi thương mại với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác thương mại bình thường của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.
  • Mức phạt vi phạm đối với vi phạm nhãn hiệu được quy định tại Nghị Định 99/2013/NĐ-CP. Mức phạt cao nhất với cá nhân là 250 triệu đồng, với pháp nhân là 500 triệu đồng. Bên cạnh đó còn phải áp dụng các biện pháp áp dụng khắc phục hậu quả. Chi tiết về mức phạt đối với hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu đối với giá trị từng hàng hóa được quy định cụ thể tại điều 11 Nghị Định 99/2013/NĐ-CP.

Trách nhiệm dân sự

Biện pháp dân sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng dân sự trên cơ sở yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Theo quy định tại Điều 202 của Luật sở hữu trí tuệ, để xử lý tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự bao gồm:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Trách nhiệm hình sự

Chế tài hình sự có thể được hiểu là các cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, nếu thấy hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Theo Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225 và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 226 một cách cụ thể, trong đó đã quy định rõ khung giá trị vi phạm để áp dụng hình phạt.

Cụ thể, theo Điều 226 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Vụ kiện bản quyền vaccine COVID-19 của Moderna đối với Pfizer và BioNTech được tạm ngừng sau quyết định của tòa án Massachusetts, khi Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ xem xét hiệu lực hai trong ba bằng sáng chế của công ty này.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu tại Chợ Trung tâm Móng Cái.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thời gian vừa qua, sản phẩm sữa dinh dưỡng Samilait Gain 4 do Công ty CPDD miền Bắc HASOVI sản xuất có dấu hiệu quảng cáo sai sự thật trên bao bì của sản phẩm, gây bức xúc cho người tiêu dùng. Tuy vậy đến hiện tại sản phẩm này vẫn được quảng cáo và bán trên trang web https://hadofood.com.vn/.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã quyết định bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài” (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh).