SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Năm 2018 và những khám phá khoa học không thể bỏ qua

07:00, 31/12/2018
(SHTT) - Hàng năm, các nhà khoa học luôn nỗ lực nghiên cứu và cho ra đời những khám phá đáng kinh ngạc. Những đột phá khoa học ấy góp phần làm thay đổi cuộc sống trên Trái Đất cũng như thay đổi nhận thức của con người về cuộc sống và vạn vật xung quanh.

Năm 2017, các nhà khoa phát minh thiết bị hút nước ra khỏi không khí mỏng và chỉnh sửa phôi người. Tiếp nối những thành tựu đó, năm 2018 cũng đánh dấu những khám đầy ấn tượng.

Danh sách các khám phá khoa học năm 2018 này bao gồm các công trình nghiên cứu trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Một số khám phá mở ra những hiểu biết mới hơn về lịch sử của của loài người, một số khác lại mở ra cánh cửa mới cho ngành y tế.

Dưới đây là những khám phá lớn nhất của năm 2018 người đọc không nên bỏ qua.

Hai chú chuột cùng giới tính có khả năng sinh con nhờ biến đổi gen

baby_mice_182387-adapt-676-1

(Ảnh minh họa) - Cặp chuột cái sinh con nhờ chỉnh sửa gen và tế bào gốc.

Vào tháng 10 năm 2018, các cặp chuột đồng giới đã sinh ra những lứa chuột con thông qua việc chỉnh sửa gen và tế bào gốc. Những chú chuột con được sinh ra bởi hai con chuột cái đều khỏe mạnh và thậm chí đã có lứa con của mình. Tuy nhiên, những chú chuột con được sinh ra bởi hai chuột đực lại không may mắn như vậy khi chỉ có hai trong số 12 con sống sót sau hơn 48 giờ. Nhưng mọi thứ chưa dừng lại ở đó khi một bài đăng trên tạp chí Cell Stem Cell đã tiếp thêm sức mạnh cho các nhà khoa học trong bước tiến mới, giúp họ hiểu hơn về những giới hạn trong nghiên cứu sinh sản đồng giới. Công trình cũng đã dấy lên một số câu hỏi về mặt đạo đức giữa các chuyên gia, cùng với trọng tâm là sức khỏe của thế hệ con cái sau này. Không thể phủ nhận rằng, những sự thay đổi trong bộ gien có thể ảnh hưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác, cũng như phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Tới nay, nhà khoa học vẫn chưa tập trung để phát triển nghiên cứu lên con người, song đây không phải là điều bất khả thi. Tác giả chính của Học viện Khoa học Trung Quốc - Wei Li cũng đã trả lời thông qua email: "Chúng ta không thể khẳng định rằng phương pháp sẽ không bao giờ thực hiện được trong tương lai."

Khủng long 12 tấn – sinh vật nặng nhất sống trên cạn

171b1211-5f21-4e98-bd06-b7377178e8d3_750x422

Hình ảnh mô phỏng khủng long "Ledumahadi"

Vào hôm 27/9 , các nhà nghiên cứu ở Nam Phi  đã công bố trên tạp chí Current Biology phát hiện về một hóa thạch khủng long được cho là có họ với khủng long Brontosaurus- thuộc chi khủng long chân thằn lằn. Với cân nặng ước tính khoảng 11,8 tấn, loài khủng long này có kích thước gấp đôi một con voi châu Phi lớn.

Hóa thạch được đặt tên là “Led Ledumahadi mafube”, trong tiếng bản địa Haiti - nơi hóa thạch được tìm thấy có nghĩa là: “một tiếng sét khổng lồ vào lúc bình minh”. Các nhà nghiên cứu hiện tin rằng đây là loài khủng long này là một trong những động vật lớn nhất trên Trái đất , xuất hiện khoảng 200 triệu năm trước.

Được biết, Ledumahadi có liên quan chặt chẽ với khủng long saurepad - tương tự như brontosaurus. Tuy nhiên, hóa thạch hé lộ một thông tin quan trọng là Ledumahadi tiến hóa sớm hơn và độc lập hơn so với Sauropod.

Sauropod có các chi hình trụ, giống voi, nhưng chúng tiến hóa từ loài tổ tiên vốn di chuyển chủ yếu bằng hai chân. Việc chuyển sang đi bằng tứ chi để thích nghi đã khiến Sauropod phát triển kích thước lớn hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa thực vật.

Hóa thạch cổ xưa nhất trên trái đất

lead_720_405

Hình ảnh mẫu hóa thạch của loài Dickinsonia

Hóa thạch của loài Dickinsonia – hóa thạch tồn tại 558 triệu năm trước là phần còn lại của một dạng sống hình oval và là một phần của nhóm sinh vật bí ẩn gọi là Ediacaran. Những sinh vật này là những sinh vật phức tạp sớm nhất xuất hiện trên Trái Đất, nhưng vị trí của chúng trong cây tiến hóa vẫn khiến nhiều nhà khoa học đau đầu.

Các nhà khoa học có thể xác định được Dickinsonia là một loài động vật nhờ phần còn lại của chất hữu cơ trên hóa thạch, được xác định là cholesterol cổ đại.

Hóa thạch được phát hiện trên hai bề mặt vách đá tại vùng hoang dã xa xôi miền Tây Bắc nước Nga.

Bức vẽ lâu đời nhất thế giới được tim thấy tại Nam Phi
880x495_cmsv2_9fedab56-bd9f-5e10-9d90-e8d2c0f4567a-3315582

Bức vẽ với những sọc đỏ đậm trên đá được các nhà khảo cổ tìm thấy tại Nam Phi

Bức vẽ 73.000 năm tuổi được tìm thấy trong hang động Blombos tại bờ biển phía Nam Nam Phi. Theo các nhà khoa học, đây là bức vẽ lâu đời nhất thế giới từng được tìm thấy với niên đại lâu hơn 30000 năm so với bức vẽ cổ được tìm thấy trước đó.

Bức vẽ được phát hiện trên  một vảy đá với chín vạch đỏ được khắc một cách dứt khoát trong một hang động ở Nam Phi. Các nhà khảo cổ tin rằng bản vẽ này có thể giúp tìm hiểu thêm về cách con người sử dụng các biểu tượng, dần dần tiến hóa tới ngôn ngữ và nền văn minh.

Hóa thạch rùa 228 triệu năm không có mai
hoa-thach-228-trieu-nam-truoc-cua-loai-rua-bien-khong-mai-6784b50d

Hình ảnh hóa thạch rùa không mai

Đặc điểm nhận dạng đầu tiên khi nhắc tới rùa có lẽ là mai. Tuy nhiên hóa thạch rùa cổ đại được các nhà khảo cổ học Trung Quốc công bố vào tháng 8 lại cho thấy tổ tiên loài rùa lại không hề có mai.

Hóa thạch, được khai quật tại vùng đất Quý Châu của Trung Quốc, có kích thước lớn hơn một chiếc giường đôi và các nhà khoa học đã xác định niên đại của hóa thạch rùa là 228 triệu năm.

Theo các nhà khoa học, sinh vật này thích sống dưới nước, nạo vét bùn đất bằng móng vuốt lớn để tìm thức ăn. Chúng không hề phát triển phần vỏ cứng như những con rùa ngày nay. Đây là điều khiến các nhà khoa học tò mò vì thân thể loài động vật lớn, dẹt, thân mềm này sẽ có lợi hơn nếu được bọc lớp vỏ cứng.

Điều thú vị là hóa thạch những loài rùa cổ đại khác vẫn có mai nhưng không có mỏ. Hóa thạch rùa mới tìm thấy này là loài rùa đầu tiên có mỏ nhưng lại không có mai. Còn rùa hiện đại thì có cả mỏ và mai. Điều này cho thấy sự tiến hóa phức tạp hơn tưởng tưởng của các sinh vật trên Trái Đất.

Tàu vũ trụ Ý phát hiện hồ nước trên sao Hỏa
VNE-Mars-1-5182-1532533703

Hình ảnh được chuyển về từ radar Marsis với vùng màu xanh da trời biểu thị cho hồ nước

Vào tháng 7, các nhà khoa học Italy đã  công bố trên tạp chí Science của Mỹ về phát hồ nước nằm sâu 1,5 km bên dưới một lớp băng và có chiều rộng khoảng 20km. Đây là hồ chứa nước ở dạng lỏng lớn nhất được phát hiện trên Sao Hỏa. 

Hồ nước lỏng được tìm thấy thông qua thiết bị radar Marsis trên tàu vũ trụ quay quanh quỹ đạo sao Hỏa Mars Express. Tuy nhiên, Marsis không thể xác định độ sâu của lớp nước, nhưng nhóm nghiên cứu ước tính độ sâu tối thiểu là một mét

Kết quả trên được đánh giá là bất ngờ và mở ra hy vọng về khả năng có sự sống trên Sao Hỏa, cũng như vén bức màn bí ẩn về giả thuyết từng có sự sống trên Hành tinh Đỏ trong thời cổ đại.

Phôi rắn hóa thạch bọc trong hổ phách 100 triệu năm tuổi

scientists-uncovered-the-first-ever-fossilized-snake-embryo-in-105-million-year-old-amber-photo-u1

Phôi rắn hóa thạch trong hổ phách

Vào tháng 7, các nhà sinh vật học cổ đại của Đại học Alberta đã công bố họ đã tìm thấy phôi rắn hóa thạch dài khoảng 2 inch trong miếng hổ phách có kích thước tương đương một củ khoai và có niên đại 105 triệu năm ở tỉnh Kachin phía bắc Myanmar. Phát hiện này có thể cung cấp một số hiểu biết chính về sự tiến hóa của rắn. Loài rắn này được xác định xuất hiện từ 99 triệu năm trước, tức là cùng thời kỳ khủng long ngự trị, chúng sống ở vùng rừng Myanmar trong suốt  kỷ Cretaceous, trước thời kỳ khủng long T-rex xuất hiện. Tên khoa học của loài rắn này là Xiaophis Myanmarensis hay có thể tạm gọi là rắn rạng đông của Myanmar.

Phát hiện ngôi sao 13,5 tỷ tuổi – ngôi sao được cho là “già” nhất hệ vũ trụ
galacticpic

(Ảnh minh họa dải ngân hà)

Vào tháng 5, một nhóm các nhà nghiên cứu người Úc đã công bố đã phát hiện một ngôi sao được cho là một trong những ngôi sao "cao niên" nhất trong vũ trụ, vì vật chất cấu tạo nên ngôi sao này hầu hết được hình thành từ vụ nổ Big Bang.  ngôi sao này nằm cùng dải Ngân hà giống như hệ Mặt Trời, được cho là "ra đời" cách đây 13,5 tỷ năm với bằng chứng là cấu tạo vật chất của ngôi sao này có lượng kim loại cực thấp. 

Đây là một phát hiện rất quan trọng bởi lần đầu tiên, con người có thể đưa ra bằng chứng trực tiếp khẳng định rằng những ngôi sao ra đời trong giai đoạn đầu của vũ trụ thực sự tồn tại và có thể hiện hữu đến ngày nay mà không tự phá hủy. 

 Hàm lượng kim loại của các ngôi sao gia tăng khi chúng trong chu kỳ hình thành và chết đi, dẫn tới sự hình thành thêm các kim loại nặng. 

Việt Hương

Tin khác

Khoa học Công nghệ 9 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 9 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.
Liên kết hữu ích