SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Mỹ tìm ra chất ngăn ngừa ung thư di căn ngay trong xương người

11:34, 17/05/2019
(SHTT) - Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã phát hiện hành vi cư xử lạ của các nguyên bào xương của các bệnh nhân mắc ung thư vú và điều này đã khiến họ tìm ra được hướng đi mới trong việc nghiên cứu các phương pháp ngăn chặn ung thư di căn.

Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Thomas Jefferson và Trung tâm Ung thư Sidney Kimmel mới đây đã phát hiện ra một quần thể tế bào xương tự thay đổi chức năng kỳ lạ trong cơ thể các bệnh nhân mắc ung thư vú, từ đó, họ đã  tìm ra phương pháp mới giúp ngăn chặn ung thư di căn.

ung thu vu di can

Việc phát hiện ra hành vi cư xử bất thường của nguyên bào xương trong cơ thể người bệnh mắc ung thư vú đã mở ra hướng đi mới nhằm ngăn chặn ung thư di căn. 

Cụ thể, nghiên cứu bắt nguồn từ việc các nhà khoa học tiếp nhận nhiều bệnh nhân ung thư vú phải quay trở lại 20-30 năm sau khi khỏi bệnh vì phát hiện bị tái phát, lần này ung thư xâm chiếm xương của họ.

Khi phát hiện ra biến chứng khác thường này, các bác sĩ đã khá bối rối vì rõ ràng hiện tượng di căn không xảy ra ngay trong thời gian mắc bệnh hay điều trị của các bệnh nhân ung thư vú và phải tới tận 20-30 năm, sau khi ung thư đã được chữa khỏi hoàn toàn, mới bắt đầu xảy ra.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu từng nhận thấy ở bệnh nhân ung thư vú giai đoạn tiến triển, các nguyên bào xương bất ngờ ngừng hoạt động, dẫn đến mật độ xương bị giảm vì nguyên bào xương vốn là nhân tố cốt lõi trong việc tạo xương, giúp tăng trưởng và sửa chữa bộ xương người.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát hiện các nguyên bào xương không hề lười biếng khi bệnh nhân bị ung thư vú: chúng ngừng việc, đơn giản là vì đã chuyển sang đảm nhận một trọng trách khác - làm thay đổi tế bào ung thư và ngăn chặn quá trình sao chép tế bào ung thư.

Trong nghiên cứu trên chuột, các nguyên bào xương của người mắc bệnh ung thư vú khi phát hiện kẻ xâm nhập tấn công vào xương, nguyên bào xương sẽ giải phóng các yếu tố làm thay đổi tế bào ung thư.

Những yếu tố này khiến các tế bào ung thư bị mất đi bản chất, đồng thời khôi phục sự sản xuất protein p21 của cơ thể, một chất giúp kiểm soát chu kỳ tế bào và ngăn chặn các tế bào ung thư vú sao chép vô tận. Quá trình này khiến cho các tế bào ung thư "ngủ đông" trong xương. Ở con người, chúng có thể ngủ đến tận 30 năm, một quãng thời gian đủ dài để con người có thể tìm ra phương thức thủ tiêu triệt để các mầm mống ung thư còn tồn tại trong cơ thể người bệnh.

Các chuyên gia trong lĩnh vực bày tỏ sự vui mừng trước nghiên cứu vì sự phát hiện ra cơ chế này có thể là tiền đề để phát triển các phương pháp mới nhằm "khóa" ung thư di căn. 

Lâm An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Theo thông cáo báo chí, các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Thiên Tân, Trung Quốc mới đây đã tạo ra một loại pin đột phá, vận hành bằng oxy cơ thể, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Công ty Honda Việt Nam đã chính thức công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR. Mục đích của đợt triệu hồi là để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho sản phẩm.
Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Apple đang lên kế hoạch sử dụng Ernie Bot, một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển, cho các sản phẩm và bản cập nhật sắp tới tại quốc gia này.
Khoa học Công nghệ 9 giờ trước
(SHTT) - Các hacker “mũ trắng” đã sử dụng Flipper Zero, một thiết bị có giá 169 USD (gần 4 triệu VNĐ), cùng bộ phát Wifi để đánh cắp thông tin người dùng và đột nhập thành công vào một chiếc Tesla Model 3.