SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Mỹ tạo ra loại nấm biến đổi gene có thể tiêu diệt 99% muối

16:40, 01/06/2019
(SHTT) - Trường Đại học Maryland, Mỹ mới đây đã phát triển thành công một loại nấm biến đổi gen có chứa chất độc có thể tiêu diệt hầu như tất cả các loại muỗi có trong môi trường hiện nay.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ) và Viện nghiên cứu IRSS ở Burkina Faso mới đây đã bước đầu xác định được một loại loài nấm tên là Metarhizium pingshaense có thể dễ dàng bị biến đổi gen để trở thành kẻ tiêu diệt thầm lặng đối với loài muỗi Anopheles phát tán bệnh sốt rét.

Trong giai đoạn tiếp theo của chương trình nghiên cứu, các nhà khoa học tiếp tục nâng cao năng lực cho nấm Metarhizium bằng cách tích hợp chất độc của loài nhện độc nhất hành tinh để tiêu diệt muỗi Anopheles.

muoi Anopheles

Muỗi Anopheles là nguyên nhân chính phát tán bệnh sốt rét hiện nay.

Tính năng sản xuất chất độc được bổ sung vào bộ gen của nấm để nó có thể tạo ra chất độc khi có tiếp xúc với muỗi. “Nhện dùng răng nanh để chọc thủng da côn trùng và tiêm chất độc, còn chúng tôi thay răng nanh của nhện bằng nấm Metarhizium”, giáo sư St Leger giải thích.

Các cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, loài nấm biến đổi gen này có hiệu suất tiêu diệt các loài muỗi cao hơn nhiều lần với các biện pháp giết muỗi hiện nay.

Loài nấm biến đổi gene nhanh chóng xóa sổ dân số muỗi chỉ trong 2 thế hệ”, tiến sĩ Brain Lovett, Đại học Maryland nói.

Bước tiếp theo của các nhà nghiên cứu là thử nghiệm nấm trong điều kiện môi trường tự nhiên thực.

MosquitoSphere_1920x1080

 Mô hình thử nghiệm tại Burkina Faso

Tại Burkina Faso, họ dựng lên một ngôi làng nhỏ có đủ cây cối, nhà, lều, nguồn nước và đồ ăn cho muỗi. Xung quanh làng có màn hai lớp để ngăn muỗi bay ra ngoài.

Các bào tử nấm được trộn với dầu vừng và quét lên các tấm vải bông màu đen. Muỗi đâu trên vải sẽ nhiễm nấm. Các nhà nghiên cứu bắt đầu thí nghiệm với 1.500 con muỗi.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Science cho thấy, khi chưa đưa nấm vào thì số lượng muỗi tăng nhanh, nhưng khi trong làng xuất hiện loài nấm có độc tố của nhện thì sau 45 ngày chỉ còn 13 con.

Etienne-Larvae_1080

 Các nhà khoa học thực hiện thí nghiệm trong môi trường tự nhiên.

Các cuộc thử nghiệm cũng cho thấy, nấm chỉ tác động tới muỗi, không ảnh hưởng các loại côn trùng khác như ong.

Các nhà nghiên cứu nói rằng, mục tiêu của họ không phải là khiến loài muỗi tuyệt chủng mà là giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh sốt rét do muỗi cái hút máu người. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 219 triệu người mắc bệnh sốt rét.

Nam An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.