Mỹ phẩm nhập lậu trôi nổi nguy hiểm như thế nào?
(SHTT) - Hiện nay, các sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc da, làm đẹp… được rao bán tràn lan trên các website và mạng xã hội mà không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đây chính là mối nguy hiểm tiềm ẩn dành cho các chị em phụ nữ.
Mỹ phẩm từ lâu đã trở thành mặt hàng phổ biến trong cuộc sống đối với mọi người. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm càng tăng thì tình trạng buôn bán các loại mỹ phẩm giả, mỹ phẩm trôi nổi kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ… xuất hiện ngày càng nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo các bác sĩ da liễu, tác hại của mỹ phẩm trôi nổi có thể trực tiếp gây ra hậu quả tai hại cho sức khỏe và thẩm mỹ. Trong những mỹ phẩm trôi nổi thường có các loại hoạt chất, hóa chất gây ra dị ứng và làm tổn thương da, khiến nổi mẩn đỏ, ngứa, thậm chí mưng mủ.

Mỹ phẩm nhập lậu trôi nổi nguy hiểm như thế nào?
Khi phân tích các sản phẩm chăm sóc da “dởm”, thành phần thường được tìm thấy là chất corticod – một chất giống nội tiết tố trong cơ thể, tuy nhiên tác dụng phụ của nó là gây teo mỏng da, dãn mạch máu dưới da, làm mất sắc tố da. Nó cũng là nguyên nhân chính gây dị ứng da, nổi mụn, sần ngứa hay nghiêm trọng hơn là nám, chàm, viêm nang lông, nhiễm trùng…
Theo TS.BS Phạm Thị Minh Phương - Trưởng khoa Khám bệnh (BV Da liễu Trung ương), để có giá thành rẻ hơn nhiều so với hàng thật, tác dụng nhanh, dễ lừa dối người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm giả đã đưa vào sản phẩm mỹ phẩm những thành phần độc hại, bị cấm như corticoid, parabens, formaldehyde, propylen glycol, chì, thuỷ ngân, kẽm, cyanua. Hậu quả là nhiều người sau khi sử dụng đã bị dị ứng, thậm chí đáng lẽ chữa sạm da, trẻ hoá da thì da lại bị sạm nặng hơn. Trung bình, mỗi ngày BV tiếp nhận khoảng 1.500 bệnh nhân, trong đó nhiều bệnh nhân phải nhập viện để điều trị bệnh lý do mỹ phẩm giả, kém chất lượng gây ra.
BS Vũ Thái Hà - Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc (BV Da liễu Trung ương) cho hay, điểm chung của các trường hợp sử dụng mỹ phẩm giả thường mắc các triệu chứng viêm da tiếp xúc cấp tính, có dị ứng hoặc kích ứng, Việc điều trị, khắc phục dị ứng thường mất thời gian dài hoặc tốn kém về tiền bạc, chưa kể nếu không may bị nặng sẽ để lại hậu quả trên da đến suốt đời, thậm chí có trường hợp tử vong do nhiễm độc chì.
Rõ ràng, làm đẹp là một nhu cầu chính đáng của nữ giới. Phụ nữ nên làm đẹp một cách thông minh, không nên dễ dãi giao phó sắc đẹp và sức khoẻ của bản thân cho những sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo độ an toàn.
Vân Thư
-
Hội sách trực tuyến quốc gia: Lần đầu tiên có sàn giao dịch bản quyền sách
Hà Tĩnh: Phát hiện số lượng lớn nước hoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
175 chính trị gia và nhà khoa học kêu gọi Mỹ chia sẻ bản quyền vaccine Covid-19
Aahar Food bị cáo buộc vi phạm nhãn hiệu
-
Hội sách trực tuyến quốc gia: Lần đầu tiên có sàn giao dịch bản quyền sách
-
Hà Tĩnh: Phát hiện số lượng lớn nước hoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
-
175 chính trị gia và nhà khoa học kêu gọi Mỹ chia sẻ bản quyền vaccine Covid-19
-
Aahar Food bị cáo buộc vi phạm nhãn hiệu
-
Phim Bóng đè lập kỷ lục với hơn 20 nước mua bản quyền
-
Tôm càng xanh Bến Tre được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
-
Việt Nam phát triển thành công thuốc hỗ trợ điều trị Alzheimer từ rau đắng biển
-
Tin mới nhất vụ triển lãm 'Plus by Bảo Nam'
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Từ những vụ chuyển nhượng cổ phiếu bất thường tại VPBank: Nhận diện các nhóm trục lợi tiền thuế?
-
Sản phẩm Bảo hiểm điều trị ung thư Quốc tế: Lá chắn tiếp sức chống căn bệnh ung thư
-
Domino hợp tác với Nuro phát triển ô tô giao bánh pizza tự hành
-
Samsung ra mắt máy giặt thông minh tích hợp AI tại Việt Nam
-
Apple Watch có thể phát hiện người nhiễm Covid 19?
-
Hội sách trực tuyến quốc gia: Lần đầu tiên có sàn giao dịch bản quyền sách
-
Spotify tiếp tục phát triển tính năng ‘sự kiện ảo’
-
Polestar lên kế hoạch sản xuất xe ô tô điện trung hòa carbon vào năm 2030
-
WHO chuẩn bị phê duyệt vaccine Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc vào danh sách sử dụng khẩn cấp
-
Phi Nhung lại gặp rắc rối, bị kẻ xấu tung tin công an triệu tập vì vụ mất vàng