SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Mỹ phẩm Hàn Quốc 'lao đao' vì hàng giả, hàng nhái tràn ngập thị trường

07:04, 23/12/2022
(SHTT) - Theo Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), các thương hiệu mỹ phẩm của quốc gia này đang phải vật lộn với nhiều vụ làm giả thương hiệu và mẫu thiết kế từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Được biết, hầu hết các trường hợp vi phạm liên quan đến các công ty làm đẹp Hàn Quốc xảy ra ở Trung Quốc, năm ngoái ghi nhận 2.920 trường hợp. Đứng thứ hai là ở Indonesia với 840 vụ, tiếp theo là Việt Nam 660 và Thái Lan 550. Các doanh nghiệp Hàn đang liên tục kêu gọi quốc tế ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhưng dường như bị các doanh nghiệp ở các nước nói trên phớt lờ.

Gần đây nhất là trường hợp sản phẩm phấn nước trang điểm Kill Cover từ thương hiệu Clio (Hàn Quốc) bị một thương hiệu có tên gần giống là Pony Clio từ Trung Quốc làm nhái với tên mới là Kiss Cover.

my pham hq

 

Sản phẩm gel có thành phần 99% từ nha đam của Công ty Holika Holika cũng đã xuất hiện hàng nhái. Các sản phẩm này được bán khắp Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Những người môi giới Trung Quốc đăng ký trước nhãn hiệu của các sản phẩm sao chép từ Hàn Quốc tại Trung Quốc. Họ cũng lợi dụng quy trình chứng nhận vệ sinh khó khăn của Trung Quốc. Theo quy trình này, các công ty Trung Quốc có lợi thế hơn.

Các công ty Hàn Quốc khó có được chứng nhận vệ sinh từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc vì họ phải tiết lộ tất cả thành phần có trong sản phẩm cũng như công nghệ họ sử dụng để sản xuất. Bản thân thủ tục chứng nhận cũng phức tạp.

my pham hq1

 

Số lượng các bên trung gian ở Trung Quốc đăng ký quyền sở hữu thương hiệu của các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc đã tăng lên trong 3 năm qua. Sau đó, những người môi giới lại bán lại quyền thương hiệu cho các công ty địa phương hoặc lừa dối người tiêu dùng thông qua các sản phẩm giả mạo, bán chúng dưới dạng hàng chính hãng ở Trung Quốc.

Tình hình nói trên khiến các công ty Hàn Quốc rất khó bán sản phẩm thông qua các kênh bán lẻ chính thức, vì vậy phải dựa vào các trung tâm mua sắm trực tuyến địa phương hoặc người bán Trung Quốc.

“Chúng tôi nhận thấy đơn đặt hàng cho các sản phẩm phổ biến của chúng tôi tại Trung Quốc và Việt Nam giảm dần qua các năm”, đại diện một hãng mỹ phẩm Hàn Quốc cho biết. “Lý do chính là vì bên trung gian lúc đầu thường cho người mua thấy họ có sản phẩm chính hãng của chúng tôi, nhưng sau đó họ bán hàng nhái cho người tiêu dùng. Các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc gần như không thể làm gì được".

"Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các kênh trực tuyến không chính thức ở Trung Quốc và báo cáo chúng”, người này nhấn mạnh.

Minh Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
Đội quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường TP Đà Nẵng vừa kiểm tra đột xuất 4 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy trên địa bàn quận Liên Chiểu, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
Cục Quản lý thị trường TP.HCM vừa tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 500 triệu.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
Phòng khám chuyên khoa da liễu có biển hiệu mang tên "An Nhi" của bà Lê Thị Huyền hoạt động trái phép trên đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, TP.HCM đã 3 lần đổi tên để đối phó cơ quan chức năng.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, qua đó, phát hiện hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục QLTT Thanh Hóa mới đây đã xử phạt 16.5 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ tang vật vi phạm đối với một cơ sở kinh doanh trên địa bàn có hành vi buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.