SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Mỹ hoàn thành thử nghiệm giai đoạn đầu tiên cho thuốc điều trị HIV

13:47, 01/10/2018
(SHTT) - Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã tìm ra và thử nghiệm thành công giai đoạn đầu của một loại thuốc miễn dịch an toàn khi sử dụng ở người. Sự kiện này mở ra hy vọng cho việc chữa khỏi hoàn toàn HIV cho con người.

Theo Daily Mail, trong vài năm gần đây, các nhà khoa học trên khắp thế giới luôn thử nghiệm những nỗ lực mới để tìm kiếm các phương pháp điều trị ung thư, mù lòa và các căn bệnh hiểm nghèo khác theo hướng thân thiện và an toàn hơn với sức khỏa con người nhưng dường như mọi nỗ lực đặt vào các nghiên cứu đối với HIV đều không đem lại kết quả tích cực. 

Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tia hy vọng với việc điều trị HIV an toàn cho người bệnh dựa vào loại thuốc miễn dịch mới. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill đã giành được khoản tài trợ trị giá 20 triệu USD để biến ý tưởng này thành hiện thực. 

Lần đầu tiên, các nhà khoa học Mỹ đã khẳng định hy vọng của họ với liệu pháp miễn dịch này và họ cũng chắc chắn rằng liệu pháp này có thể dùng cho bệnh nhân HIV dương tính mà không dẫn tới nguy cơ tử vong.

Tiến sĩ David Margolis, đồng tác giả cấp cao của nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng có thể tái tạo quá trình điều trị của bệnh nhân Berlin - người duy nhất được chữa khỏi HIV trên thế giới - nhưng điều đó sẽ mất thời gian dài, theo từng bước cụ thể".

Người duy nhất đã từng chữa khỏi HIV mà tiến sĩ Margolis nói đến là Timothy Brown, người Mỹ, được chữa  khỏi bệnh ở Berlin năm 2007.

Ông Timothy bị nhiễm HIV khi được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, căn bệnh về tủy xương có thể điều trị bằng cấy ghép. Ghép tủy xương thường là phương pháp cuối cùng vì có nguy cơ tử vong rất cao, bằng cách kích hoạt cuộc chiến giữa hệ miễn dịch nguyên thủy của người và hệ thống miễn dịch mới. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ông Timothy không có nhiều lựa chọn.

Bác sĩ của ông đề nghị chọn loại gen có khả năng kháng HIV để điều trị và kết quả thật đáng ngạc nhiên khi ông Timothy không chỉ sống sót mà còn thoát khỏi căn bệnh bạch cầu, đồng thời không còn dấu vết của virus suy giảm miễn dịch của con người. Tin tức này thực sự làm chấn động cộng đồng y tế, cùng với niềm hy vọng đây có thể là sự kết thúc của thời đại HIV/AIDS.

Tuy nhiên, nỗ lực để tái tạo nó đã không thành công. Một báo cáo trên Tạp chí Y học New England năm 2014 cho thấy 6 thử nghiệm điều trị cho các bệnh nhân HIV với biện pháp cấy ghép tế bào gốc, nhưng đã không có bệnh nhân nào sống lâu hơn một năm.

Theo tiến sĩ Margolis, hơn 10 năm qua, các nhà nghiên cứu đã không thể "sao chép" thành công trường hợp bệnh nhân Timothy mặc dù đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực. Nguyên nhân là do sự ẩn hiện bất chợt của virus HIV: các sợi của virus nằm ẩn và không hoạt động công khai trong cơ thể.

HIV

 

Thử nghiệm giai đoạn 1 này là bản thử nghiệm đầu tiên được công bố. Mục đích là để chứng minh rằng hệ thống miễn dịch có thể được huấn luyện để tấn công HIV mà không gây ra cuộc nội chiến giữa các tế bào gây tử vong cho bệnh nhân trong quá trình này.

Đó là một nghiên cứu nhỏ được thử nghiệm trên 6 bệnh nhân. Nó liên quan đến việc chiết xuất các tế bào T (một tế bào lympho có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch), phát triển chúng trong phòng thí nghiệm để nhân lên, sau đó tiêm chúng lại để chúng có thể tấn công virus vào bên trong. 

Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu này đã được điều trị ARV trung bình 6 năm. Họ không thấy bất kỳ lợi ích nào đáng kể, nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề là kiểm tra xem nó có làm tổn thương con người hay không. Cuối cùng, họ sẽ thực hiện một liệu pháp ngăn virus HIV nằm ẩn trước khi giải phóng các tế bào T. 

Theo tiến sĩ Margolis trực tiếp đưa ra, phương pháp này được gọi là kỹ thuật "sốc và giết".

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cell Reports số ra ngày 21/9.

An An 

Tin khác

Khoa học Công nghệ 16 phút trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 17 phút trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.