SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Muốn phát triển bền vững thì cần gắn liền với đăng ký nhãn hiệu

15:07, 17/06/2020
(SHTT) - “Nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì việc đầu tiên là âm thầm đăng kí bảo hộ nhãn hiệu của mình sau đó mới tung sản phẩm, dịch vụ ra thị trường để xây dựng và phát triển”. Đó là lời khuyên của Ông Phạm Ngọc Đóa – Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển thương hiệu 24h.

PV Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo đã có buổi trao đổi với ông Phạm Ngọc Đóa – Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển thương hiệu 24h; Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam.

PV: Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp, chúng ta biết rằng, năm 2005 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là “Chương trình 68”). Đến nay đã hơn 15 năm, với tư cách là người làm việc trong lĩnh vực phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp, sản phẩm, ông Phạm Ngọc Đóa có thể đưa ra đánh giá tổng quát về thực trạng đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ta?                

Ông Phạm Ngọc Đóa: Từ khi Việt Nam thực hiện Chương trình 68, đến nay sau hơn 15 năm, sự nhận biết về quyền lợi và tính năng của sở hữu trí tuệ đã có nhiều chuyển biến tích cực, số các đăng ký thương hiệu hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng. Tuy nhiên, để phát triển tốt hơn nữa, các doanh nghiệp cần hiểu sâu sắc hơn, khai thác tốt hơn các tính năng của công cụ sở hữu trí tuệ.

Tại Việt Nam, có tới 80% doanh Nghiệp làm ăn nhỏ lẻ nên có thói quen đi ngược với thế giới là làm trước bảo hộ sau. Họ cứ làm xong đợi khi nào thành công mới bảo hộ, nhưng lại không nghĩ rằng khi bạn thành công rồi thì người khác cũng sẽ thấy và đi bảo hộ. Như vậy sản phẩm do chính bạn làm ra lại đứng trước nguy cơ bị một doanh Nghiệp khác “đánh cắp”.

pham ngoc doa

 Ông Phạm Ngọc Đóa

PV: Vậy, đăng ký bảo hộ thương hiệu có vai trò quan trọng như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Ngọc Đóa: Theo tôi, doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu của bạn và muốn vượt tầm ra thế giới thì việc đầu tiên là bạn phải bảo hộ độc quyền cho nó đã. Ở Việt Nam, nhiều chủ doanh nghiệp chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của nhãn hiệu, bắt tay vào xây dựng chưa rõ là thương hiệu đó đã được đăng ký hay chưa. Và quãng thời gian xây dựng đổ xuống sông, xuống biển khi một nơi khác thương hiệu đó đã được đăng kí bảo hộ. Kết quả cuối cùng mà doanh ghiệp đang làm là quảng cáo miễn phí cho thương hiệu đã được bảo hộ. Vậy doanh Nghiệp xây dựng hay phát triển 1 sản phẩm nên tra cứu kĩ xem thương hiệu đó đã đăng ký hay chưa.

Doanh nghiệp có thể phải đầu tư nhiều tiền vào sản phẩm nhưng chỉ phải dành khoản chi phí rất nhỏ (vài triệu đồng) để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm. Đăng ký bảo hộ là nhãn hiệu, sản phẩm của bạn được pháp luật bảo vệ trước các hành vi làm giả, làm nhái, hoặc cao hơn là hành vi “đánh cắp” sản phẩm.

PV: Ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp trong tình trạng hiện nay?

Ông Phạm Ngọc Đóa: Nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì việc đầu tiên để phát triển thương hiệu là nên bí mật trước lúc bảo hộ nó và âm thầm đăng ký bảo hộ, sau đó mới tung ra thị trường và xây dựng. Ví dụ trong thời gian xây dựng và phát triển mà bạn chưa đăng ký bảo hộ, đến lúc đó có một doanh nghiệp khác thấy bạn và “nhảy vào” đăng ký bảo hộ thì coi như bạn đã mất trắng và toàn bộ ý tưởng và công sức bạn bỏ ra đều bị doanh nghiệp khác hưởng hết.

Có vấn đề tranh chấp nhãn hiệu nổi cộm lên hiện nay là bạn cứ tưởng nhãn hiệu của bạn đã được bảo hộ độc quyền. Nhưng không phải, bảo hộ không phải độc quyền, bạn phải bảo hộ hết 46 nhóm tại Việt Nam thì bạn mới độc quyền. Các bạn đang bảo hộ chỉ mới nằm trong một nhóm, một lĩnh vực con trong các nhóm, lĩnh vực khác bạn chưa có đăng ký bảo hộ. Có nghĩa là bạn muốn đăng ký độc quyền trong tất cả 46 nhóm dịch vụ và đấy là cách duy nhất để bảo vệ độc quyền.

pham ngoc doa 1

 

PV: Việc phát triển và bảo vệ nhãn hiệu tại công ty của ông được thực hiện như thế nào?

Ông Phạm Ngọc Đóa: Để ra đời một thương hiệu thì tôi phải lên ý tưởng cho 10 cái thương hiệu, 10 cái logo, sau đó ngay lập tức tôi tra cứu trong lĩnh vực kinh doanh xem cái logo và thương hiệu của mình vừa nghĩ ra nào đã bị trùng lặp, cái nào chưa bị trùng lặp, tên ngắn gọn, dễ nhớ và có lộ trình bền vững. Nếu trùng lặp nhãn hiệu khác, bạn nên thay đổi nhãn hiệu của mình ngay, vì thực chất một nhãn hiệu có nhiều lĩnh vực nhóm nghành vậy cho nên bạn chỉ cần tập trung xây dựng những nhóm nghành mình quan tâm hiện tại và định hướng một vài lĩnh vực trong tương lai. Bảo hộ nhãn hiệu để xây dựng thương hiệu là xây dựng và phát triển bền vững, không nhất thiết phải làm tràn lan.

Để một nhãn hiệu trở thành thương hiệu thì phải xây dựng nó ra sao chứ không phải trong hôm nay, ngày mai là được. Tuy bảo hộ độc quyền là điều quan trọng nhưng đồng thời bạn phải biết xây dựng nhãn hiệu đó phát triển.

PV: Nhãn hiệu đóng vai trò như thế nào khi mà Việt Nam chưa quan tâm sâu như hiện nay?

Ông Phạm Ngọc Đóa: Tôi rất lo lắng khi những năm gần đây Việt Nam gia nhập WTO và nhiều tổ chức thương mại khác, khi Việt Nam có rất nhiều nhãn hiệu chưa được bảo hộ độc quyền. Các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam kinh doanh, các nhãn hiệu của họ hầu hết đã bảo hộ xuyên quốc gia. Nếu nhãn hiệu chúng ta không được bảo hộ trước vô tình họ đánh bạn ra khỏi cuộc cạnh tranh trên chính mảnh đất của bạn và tiếp tục xảy ra những tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ thì lúc đó hậu quả kinh tế sẽ mất rất lớn và thiệt hại cho doanh nghiệp trong nước.

PV: Vậy còn đối với người tiêu dùng, họ sẽ được lợi như thế nào, thưa Ông?

Với người tiêu dùng có rất nhiều quyền lợi khi mua một nhãn hiệu độc quyền. Ít nhất khi mua một sản phẩm bảo hộ thì bạn hiểu rằng mình đang sử dụng sản phẩm của một doanh nghiệp có ý định phát triển bền vững. Mà muốn phát triển bền vững thì ắt hẳn sản phẩm của họ phải tốt, mang tinh thần lâu bền. Hiện tại có rất nhiều đơn vị chưa phân biệt được bảo hộ độc quyền hay quyền lợi của việc bảo hộ cho thương hiệu của mình.

Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Phạm Tài - Phúc Huy (thực hiện)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh phối hợp với UBND huyện Gia Bình tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ SHTT với hình thức Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Tỏi một nhánh Gia Bình”.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Viện thẩm mỹ quốc tế CCI Beauty Center cố tình núp bóng phòng khám chuyên khoa da liễu và lấy địa chỉ các bệnh viện khác “biến” thành cơ sở của mình.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với UBND thị xã Quế Võ tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Dưa gang muối Quế Võ”.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Adidas hiện đang phải đối mặt với sự thẩm vấn gay gắt của tòa phúc thẩm Hoa Kỳ trong nỗ lực khôi phục vụ kiện tuyên bố hãng thời trang Thom Browne đã xâm phạm nhãn hiệu ba sọc mang tính biểu tượng của công ty.