SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Muôn kiểu tiết kiệm

09:01, 21/03/2015
“Ở Nhật, cái gì cũng đắt đỏ!” vốn là câu cửa miệng của nhiều người khi nói về chi phí sinh hoạt ở xứ hoa anh đào. Quả đúng vậy. Đối với những du học sinh tự túc như chúng tôi, mức chi tiêu hàng tháng phải tiết kiệm tối đa mới mong cuối tháng không bị “viêm màng túi”. 

Sinh viên Việt Nam ở Nhật cũng có đủ kiểu tiết kiệm. Phổ biến là làm thêm tại những nhà hàng, quán ăn, tiệm cà phê hay cửa hàng quần áo để kiếm thêm tiền trang trải. Để tiết kiệm tiền thức ăn hàng tháng, những sinh viên Việt thường chọn cách mua hàng ở siêu thị vào buổi chiều. Kinh nghiệm này tôi được nhờ cô bạn Thủy Nguyễn cùng phòng truyền lại. Đi chợ buổi chiều cũng cái hay. Do là buổi chiều nên siêu thị Nhật bán hạ giá thực phẩm tươi sống, rau củ quả. Ban đầu chỉ khoảng 5% đến 10% nhưng càng đến gần giờ đóng cửa, mức giá hạ có khi đến 50%. Tuy là đồ giảm giá nhưng thức ăn vẫn khá tươi, ngon, sạch sẽ. Bao bì đóng gói cẩn thận nên khi về chế biến không thấy mùi ôi thiu.

Nếu không thích phải đến siêu thị vào cuối ngày, những khu chợ mua sắm như trên đường vào ga Ueno trên tuyến Yamanote cũng là một lựa chọn khá tốt vì giá cả phải chăng. Khu chợ châu Á ở Ueno có tên là Ameyoko, tập trung đủ những mặt hàng của các nước Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia... Trên mặt đất, khu Ameyoko có những quầy hàng bán lẻ dọc song song hai lối đi, buôn bán các đồ tươi sống, trái cây, túi xách, giày dép, mỹ phẩm. Dưới tầng hầm là nơi tập trung những sạp hàng nhỏ hơn. Hàng Việt Nam ở đây khá đa dạng, từ gia vị nấu phở, bún bò, đến nước mắm, bột làm các loại bánh truyền thống.

Để mua sắm những món đồ có chất lượng, chúng tôi thường chờ đến dịp giảm giá vào thời điểm nước Nhật bước vào những ngày đầu năm mới. Khác với nhiều nước khác, giảm giá và đi mua hàng giảm giá trở thành phong tục ngày tết thì có lẽ chỉ có ở Nhật. Người bán, người mua đều vui vẻ, tạo nên ngày mua sắm đầu tiên trong năm mới rất... Nhật Bản. Các bạn du học sinh có khi dành gần như cả tuần trước tết để tìm hiểu thông tin, mẫu mã và lên sẵn danh mục những món đồ cần mua. 

Sự háo hức ấy cũng được nhiều người dân Nhật Bản mong chờ. Khỏi phải nói, cứ đến ngày này, cứ nhìn thấy chữ “SALE” in trên các cửa hàng quần áo, đồ điện tử, trung tâm mua sắm là những du học sinh như chúng tôi cứ tíu tít hẹn nhau dù bận đến mấy cũng phải dành ra một buổi gọi là “dạo chợ”. Tại Tokyo, địa điểm tập trung đông đúc, náo nhiệt nhất trong ngày này thường là khu vực quanh ga Shinjuku, Ikebukuro, khu trung tâm thương mại Shibuya. 

Cứ vào những ngày nước Nhật giảm giá, đến cuối giờ chiều, trong dòng người hối hả ngược xuôi ở ngã tư hay trên sân ga tại Tokyo, hầu như ai cũng lỉnh kỉnh những túi mua hàng. Thời tiết lạnh nhưng trông ai cũng rất vui vẻ. Họ vui vì mua được những món hàng hiệu giá hời và chúng tôi cũng thế. Tiết kiệm hợp lý thì luôn được hoan nghênh mà.

Tin khác

Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Ngày 27/3/ tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ủy ban Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản thuộc Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) tổ chức cuộc họp khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Tổng giám đốc của Boeing, Dave Calhoun, sẽ rời khỏi công ty vào cuối năm nay khi cuộc khủng hoảng về tiêu chuẩn an toàn của công ty ngày càng trầm trọng.
Tin tức 2 ngày trước
(SHTT) - 65 bảng Anh (khoảng 2 triệu VNĐ) là con số trung bình mà mỗi công dân Anh bỏ ra hàng tháng để đóng góp cho hoạt động từ thiện trong năm 2023, tăng 40% so với năm trước đó.
Tin tức 4 ngày trước
(SHTT) - Chính phủ Ả Rập Xê Út đang lên kế hoạch tạo vốn khoảng 40 tỷ đô la để đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI), tiềm năng trở thành nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường sôi động này.
Tin tức 6 ngày trước
(SHTT) - Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải từ Quỹ Đối tác các-bon lâm nghiệp (FCPF) của WB.