SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 14/06/2025
  • Click để copy

Một tiểu hành tinh sẽ va chạm với Trái Đất vào ngày lễ Tình nhân 2046

09:35, 15/03/2023
(SHTT) - Một tiểu hành tinh mới có tên 2023 DW với đường kính ước tính 50 m được dự đoán có 'xác suất rất nhỏ' va chạm với Trái Đất vào ngày lễ tình nhân năm 2046. Hiện tiểu hành tinh này đang được Cục hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) theo dõi sát sao.

Cụ thể, các báo cáo dữ liệu từ Cục hàng không Vũ trụ Châu Âu đã ước tính khả năng quỹ đạo của tiểu hành tinh này lao thẳng vào Trái Đất năm 2046 là 1/625, khác với thống kê trước đó của phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA là 1/560. Hệ thống sau đó tiếp tục theo dõi các va chạm với các thiên thể của tiểu hành tinh nhằm đưa ra phán đoán chính xác nhất về đường đi của nó. 

Theo các thông số về nguy cơ tác động Torino - thước đo dự đoán rủi ro của vật thể va chạm với Trái đất, tiểu hành tinh 2023 DW là vật thể duy nhất được xếp hạng 1/10, trong khi các thiên thể khác đều ở mức 0/10. Từ đó, phòng thí nghiệm Động cơ phản lực đã nhận định khả năng va chạm của nó vẫn cực kỳ khó xảy ra tuy xếp ở vị trí đầu, trong khi xếp hạng 0 tức mức nguy hiểm gần như không có.

mot-tieu-hanh-tinh-se-va-cham-voi-trai-dat-vao-ngay-le-tinh-nhan-2046-170615

 

Davide Farnocchia, kỹ sư điều hướng tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực ở Pasadena, California cho biết: “Vật thể này không hề đáng lo ngại bởi đường đi của nó có thể sẽ lệch hướng trong tương lai”.

Các quan chức của NASA đã cảnh báo về nguy cơ va chạm có thể thay đổi đáng kể khi họ thực hiện nhiều hơn các cuộc mô phỏng nhằm quan sát 2023 DW, từ đó thu thập các số liệu và phân tích thông tin về tiểu hành tinh này. 

Trên tài khoản Twitter, Cơ quan điều phối phòng thủ hành tinh của NASA cho biết thông thường khi các vật thể mới được phát hiện lần đầu tiên, cần vài tuần thu thập dữ liệu để giảm thiểu những yếu tố bất định và dự đoán quỹ đạo của chúng nhiều năm sau đó.

Bài đăng cũng cho biết: “Tuy nhiên, những dự đoán ban đầu thường có thể bị loại trừ khi chúng ta thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu hơn và tăng cường độ chắc chắn về quỹ đạo bay của vật thể và có các phán đoán kịp thời nhằm ngăn chặn nó về lâu dài”.

Trong một email gửi tới CNN, Farnocchia cho biết, khả năng thu thập dữ liệu mới có thể bị gián đoạn do tiểu hành tinh hiện tại đang ở gần mặt trăng, thứ có khả năng sẽ che khuất 2023 DW khỏi việc quan sát ngay lập tức. May mắn thay, vật thể vẫn có thể quan sát được trong nhiều tuần (thậm chí là hàng tháng với kính thiên văn lớn ), từ đó thu được nhiều quan sát khi cần thiết.

Theo dữ liệu của NASA, tiểu hành tinh này có đường kính khoảng 160 feet (khoảng 50 mét). Khi 2023 DW quay quanh mặt trời, khả năng tiếp cận gần Trái đất của thiên thể được dự đoán khoảng 10 lần, với lần va chạm gần nhất vào ngày 14/2/2046 và 9 lần khác trong khoảng thời gian từ 2047 - 2054. Khoảng cách gần nhất mà tiểu hành tinh dự kiến di chuyển đến Trái đất khoảng 1,1 triệu dặm ( tương đương 1,8 triệu km).

Tiểu hành tinh 2023 DW lần đầu tiên được phát hiện ngày 27/2 vừa qua và ước tính có đường kính 50m. Nó di chuyển với vận tốc khoảng 15,5 dặm một giây (25 km một giây) ở khoảng cách hơn 11 triệu dặm (18 triệu km) từ Trái đất, hoàn thành một vòng quanh mặt trời sau mỗi chu kỳ 271 ngày.

NASA đang phát triển các kỹ thuật để bảo vệ Trái Đất trước các vụ va chạm với tiểu hành tình trong tương lai. Dự án thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép của NASA đã thực hiện thành công thử nghiệm đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos ngày 26/9/2022 khiến tiểu hành tinh này thay đổi quỹ đạo.

Farnocchia khẳng định: “Đó chính là lý do tại sao chúng tôi thực hiện sứ mệnh đó, và nó đã thành công ngoạn mục, từ đó chứng minh cho nỗ lực của loài người trong việc bảo vệ hành tinh xanh của mình".

Đức Anh Nguyễn

Tin khác

Tin tức 2 giờ trước
Interesting Engineering đưa tin Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) ra mắt nền tảng thiết kế chip do AI điều khiển có tên QiMeng.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 12/6/2025 ban hành Danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Chuyển đổi số bền vững không chỉ là cuộc chơi công nghệ, mà là câu chuyện về quyền kiểm soát, khả năng mở rộng và chủ quyền số. Trong bối cảnh đó, các tiêu chuẩn mã nguồn mở đang nổi lên như nền móng cho một hệ sinh thái số tự chủ và linh hoạt.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 11/6, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội, Trung tâm Công nghệ Chiến lược Australia–Việt Nam (AVSTC) đã chính thức khai trương. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Australia và Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Sự ra đời của các cảm biến sinh học thế hệ mới không chỉ nâng cao năng lực giám sát an toàn thực phẩm mà còn đặt ra những khả năng hoàn toàn mới cho việc phát hiện nhanh các tác nhân gây hại, giúp giảm mạnh nguy cơ ngộ độc, lừa đảo thương mại và vi phạm tiêu chuẩn xuất khẩu.
. ..