SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Một năm kinh doanh ảm đạm của doanh nghiệp bia rượu, nước giải khát

16:15, 29/01/2021
(SHTT) - Năm 2020, phần lớn các doanh nghiệp bia rượu, nước giải khát ghi nhận lợi nhuận giảm, thậm chí là lỗ nặng hàng chục tỷ đồng.

Năm 2020, ngành bia rượu, nước giải khát chịu tác động kép do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và Nghị định 100. Theo đó, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút từ 20-40%, chỉ số sản xuất giảm, chỉ số tồn kho tăng lên…

Sabeco lãi kỷ lục quý 4/2020 nhưng cả năm 2020 vẫn giảm 8% 

Đến thời điểm này, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã: SAB) là doanh nghiệp bia - rượu - nước giải khát công bố lãi tăng trong quý 4/2020.

Theo BCTC vừa công bố, quý 4/2020 doanh thu thuần tại Sabeco đạt 7.865 tỷ đồng, giảm 19% so với quý 4/2019.

Theo giải trình, ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, bão lũ miền Trung và Nghị định 100 đã làm doanh thu sụt giảm. Tuy nhiên, lợi nhuận trước và sau thuế quý 4/2020 tại Sabeco đạt 1.872 tỷ đồng và 1.534 tỷ đồng, tăng lần lượt  31% và 41%, đây là con số lợi nhuận quý cao kỷ lục. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.466 tỷ đồng, tăng 45%. Thu nhập cơ bản trên cổ phiếu (EPS) tăng 48%, đạt 2.214 tỷ đồng.

Lũy kế năm 2020, Sabeco ghi nhận 27.961 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 26% so với năm 2019. Lợi nhuận trước và sau thuế tại Sabeco ghi nhận 6.686 và 4.937 tỷ đồng, giảm lần lượt 8% và 7%. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ ở mức 4.723 tỷ đồng, giảm 7%. Thu nhập cơ bản trên cổ phiếu (EPS) cũng giảm 6%, ở mức 7.133 đồng.

BCTC hợp nhất quý 4/2020.

Như vậy, với kết quả này vẫn giúp Sabeco vượt 17% kế hoạch doanh thu năm và vượt 52% chỉ tiêu lãi sau thuế năm 2020.

Theo thuyết minh, đóng góp phần lớn vào việc doanh thu thuần năm 2020 giảm mạnh đến từ doanh thu bán bia giảm gần 8.000 tỷ đồng. Các nguồn doanh thu bán nguyên vật liệu, bán nước giải khác và bán rượu có cồn cũng đồng loạt giảm.

Nhiều doanh nghiệp nước giải khát báo lãi giảm mạnh

CTCP Rượu và Nước giải khát Hà Nội - Halico (HNR) công bố kết quả kinh doanh ảm đạm. Theo đó, trong quý 4/2020, doanh thu thuần của Halico giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, còn gần 28 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhờ biên lợi nhuận gộp tăng từ gần 15% lên hơn 19% đã giúp lợi nhuận gộp trong quý tăng 10%, đạt hơn 5 tỷ đồng. Chi phí trong kỳ của Halico nhìn chung giảm, duy chỉ có chi phí quản lý tăng 81%, lên gần 9 tỷ đồng, do Công ty phải bổ sung tiền thuê đất phải nộp tại khu 94 Lò Đúc. Hệ quả, Halico lỗ ròng hơn 10 tỷ đồng trong quý 4/2020.

Lũy kế cả năm 2020, doanh thu của HNR giảm 19% so với năm 2019, còn gần 104 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp tăng gần 13% đã kéo lợi nhuận gộp năm 2020 của HNR lên gần 16 tỷ đồng, gấp gần 6 lần năm trước. Halico vẫn báo lỗ ròng gần 31 tỷ đồng, do giá vốn hàng bán và chi phí vẫn còn khá cao so với doanh thu mà Công ty đạt được.\

Nguồn: BCTC quý 4/2020 tại Halico.

So với kế hoạch năm 2020, doanh thu thuần của Halico chỉ đạt gần 81%, trong khi mức lỗ trước thuế thực tế lại thấp hơn mức dự kiến trong kế hoạch.

Tương tự, CTCP Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi (UPCoM: BSQ) báo lãi sau thuế quý 4/2020 gần 35 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm 2020, doanh thu thuần của BSQ giảm 3% so với năm trước, còn gần 1.091 tỷ đồng. Giá vốn tăng trong khi doanh thu giảm đã làm lãi gộp giảm đến 22%, còn hơn 146 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính trong năm tuy tăng gấp hơn 2 lần, đạt hơn 10 tỷ đồng, nhờ lãi tiền gửi nhưng chi phí lại tăng gấp hơn 3 lần, lên hơn 18 tỷ đồng do chi phí lãi vay tăng 71% cùng với khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện gần 11 tỷ đồng. Kết quả, BSQ báo lãi sau thuế năm 2020 giảm 29% so với năm 2019, đạt gần 107 tỷ đồng.

Ngoài ra, CTCP đường Quảng Ngãi (MCK: QNS) là doanh nghiệp sở hữu thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy, Fami và bia Dung Quất,… ước doanh thu hợp nhất năm 2020 đạt 6.835 tỷ đồng, giảm 11% so với thực hiện năm 2019 và lãi sau thuế ước đạt gần 1.038 tỷ đồng, giảm 20%. Như vậy, so với kế hoạch năm 2020, QNS ước thực hiện được 81% kế hoạch doanh thu và vượt 14% kế hoạch lợi nhuận.

Nguồn: QNS.

Năm 2021, Đường Quảng Ngãi đặt mục tiêu kinh doanh giảm đáng kể so với kết quả ước thực hiện năm 2020. Cụ thể, chỉ tiêu doanh thu năm nay tăng 17%, ước đạt 8.000 tỷ đồng; nhưng lãi sau thuế đặt ra chỉ 913 tỷ đồng, giảm 12% so với ước thực hiện năm ngoái.

Hà Phương (T/h)

vnfinance.vn

Tin khác

Kinh tế 3 giờ trước
(SHTT) - Được chú trọng quy hoạch về không gian sống, từ hệ sinh thái xanh an lành đến các tiện ích thể dục thể thao, vui chơi thư giãn…, Eurowindow Twin Parks không chỉ đón đầu xu hướng sống xanh năng động mà còn góp phần thay đổi diện mạo đô thị phía Đông Hà Nội.
Kinh tế 6 giờ trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 22 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.