SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 19/03/2024
  • Click để copy

Một hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh luôn là cái đích cuối cùng trên con đường phát triển kinh tế

06:38, 29/10/2019
(SHTT) - Một hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh luôn là cái đích cuối cùng trên con đường phát triển kinh tế của một nước và mỗi địa phương. Trong thời gian tới, theo ý kiến một số chuyên gia, các ngành chức năng, chính quyền các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này.

 Theo các chuyên gia, việc tạo dựng được một hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh và hoàn thiện đó là một nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn, đồng thời cũng là đòi hỏi bắt buộc trong quá trình hội nhập kinh tế của một quốc gia. Thực tế cho thấy, việc bảo hộ quyền SHTT tốt sẽ khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo uy tín cho sản phẩm.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN) cho rằng, ý thức về sở hữu trí tuệ của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa cao, chưa khai thác hết quyền của mình mà luật cho phép.

Theo ông Phạm Hồng Quất, việc xây dựng thương hiệu tạo ra giá trị mới không chỉ bằng việc đăng ký sở hữu trí tuệ mà quan trọng là phải nuôi dưỡng, duy trì, đặc biệt là phải bảo vệ nó.

bh

 

“Thông qua nhiều biện pháp của chính doanh nghiệp, chính quyền,... tài sản trí tuệ tăng giá trị lên nhiều lần trên thị trường và được nhiều người biết đến. Đây cũng là một nghệ thuật trong kinh doanh đã giúp nhiều doanh nghiệp nước ngoài thành công”, ông Quất nhấn mạnh.

Còn ông Trần Giang Khuê, Phụ trách Văn phòng phía Nam, Cục Sở hữu trí tuệ thì cho rằng, doanh nghiệp cần có kế hoạch, chiến lược sản xuất, kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu gắn chắn với chiến lược khai thác tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần có bộ phận nhân lực chuyên trách quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ. Đồng thời, đăng ký bảo hộ các tài sản trí tuệ ở trong nước và quốc tế, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Như vậy, có thể thấy, một hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh luôn là cái đích cuối cùng trên con đường phát triển kinh tế của một nước và mỗi địa phương. Trong thời gian tới, theo ý kiến một số chuyên gia, các ngành chức năng, chính quyền các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này.

Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi Luật SHTT, công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích, giải pháp phát huy giá trị tài sản của các văn bằng bảo hộ quyền SHTT doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; tuyên truyền nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp để bảo vệ sức khỏe, tài sản và góp phần lành mạnh hóa thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cũng khẳng định: "Trong thời đại 4.0, sở hữu trí tuệ trở thành một trong những công cụ được sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế".

Quyền SHTT sẽ trở thành công cụ quyết định sức mạnh cạnh tranh của công nghệ đối với các chủ thể khiến mọi tổ chức, doanh nghiệp phải tìm cách tạo ra, nắm và sở hữu tài sản trí tuệ để phát triển bền vững.

Đối với doanh nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình của doanh nghiệp – ngày càng khẳng định vai trò là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của doanh nghiệp và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, giá trị tài sản trí tuệ ngày càng lớn hơn so với giá trị các tài sản hữu hình khác, điều này được minh chứng qua các tập đoàn đa quốc gia như Apple, Google, IMB.

Vì thế, mặc dù nền móng cho hoạt động sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã được xây dựng một cách tương đối vững chắc nhưng hiện trạng của chính hệ thống này cũng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đang đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao như phải tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Minh Châu

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.