SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Món đồ uống “Cocktail” mới phát hiện có khả năng điều trị Alzheimer

10:51, 13/01/2019
(SHTT) - Các nhà nghiên cứu ở trường đại học Yale đã pha chế thành công một loại cocktail có thể uống được với nguyên liệu chính là một kháng sinh đời cũ, nó có thể trở thành thuốc đầu tiên điều trị Alzheimer – căn bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh mất trí nhớ, được các bác sĩ coi là "tàn khốc".
anh40

Sự liên kết của đoạn protein peptide beta amyloid với protein prion 

Sự liên kết của đoạn protein peptide beta amyloid với protein prion có chức năng làm gián đoạn sự phát triển của Alzheimer, khi đó các mảng bám bắt đầu tích tụ trên não, gây ra phản ứng từ hệ miễn dịch và khiến hoạt động giao tiếp giữa các vùng não bị gián đoạn.

Tác giả chính của nghiên cứu Stephen Strittmatter - Giáo sư thần kinh học ở viện Vincent Coates, đồng thời cũng là giám đốc của trung tâm nghiên cứu bệnh Alzheimer cho biết họ đang tìm các phân tử có tác dụng ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh này.

Ông và nhà nghiên cứu khoa học Erik Gunther đã sàng lọc hàng chục ngàn hợp chất để tìm kiếm các phân tử có thể can thiệp vào tương tác protein prion gây hại với beta amyloid. Sau đó họ phát hiện ra một loại kháng sinh cũ có khả năng làm điều này nhưng nó chỉ hoạt động sau khi phân hủy để tạo thành polyme. Các polyme nhỏ liên kết và có thể vượt qua hàng rào máu não.

Sau đó, các nhà nghiên cứu hòa tan hợp chất phân tử này và đưa nó vào thí nghiệm trên những con chuột có dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Họ phát hiện ra rằng sau khi hợp chất được đưa vào thử nghiệm thì các kết nối thần kinh trong não được tái sinh và thậm chí khôi phục phần trí nhớ đã mất của những con chuột thí nghiệm đó.

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Dartmouth cũng đã đưa loại cocktail này vào thử nghiệm trên các tế bào có tình trạng bệnh Creutzfeldt Jakob- một bệnh thần kinh nghiêm trọng do protein prion sai lệch gây ra và rồi họ cũng nhận được những tín hiệu tích cực.

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và chuẩn bị cho thử nghiệm lâm sàng – tức thử nghiệm trực tiếp trên bệnh nhân Alzheimer. Nếu tiếp tục thành công và đưa ra thị trường, đây sẽ là loại thuốc được cả thế giới trông đợi bởi hiện có 44 triệu người trên toàn cầu mắc căn bệnh này, tỉ lệ ngày một gia tăng và nó hoàn toàn chưa có thuốc chữa.

Phương Thảo

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.