SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Mỗi năm, VPCMC giúp các tác giả âm nhạc thu về hơn 50 tỷ đồng phí tác quyền

13:54, 21/09/2022
(SHTT) - Theo thông tin từ Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, từ năm 2002 - 2021, đơn vị này đã thu được tổng số tiền phí tác quyền cho các tác giả âm nhạc lên đến hơn 1.000 tỷ đồng.

Thông tin tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 20/9,  nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VPCMC), sau 20 năm thành lập (2002 - 2021) Trung tâm đã thu được đã thu được 1.063,2 đồng, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo quy định gần 100 tỷ đồng.

anh452-1393

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam 

Bên cạnh thu tác quyền, kể từ năm 2016, Bộ phận pháp chế Trung tâm thường xuyên khảo sát, phát hiện vi phạm, thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý hành vi xâm phạm ở các lĩnh vực sử dụng âm nhạc; thực hiện các bước cảnh báo vi phạm, báo cáo vi phạm, áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền theo quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của tác giả thành viên...

Tính đến tháng 9/2022, VPCMC đã ký thỏa thuận ủy quyền với 86 tổ chức quản lý tập thể quyền, nhà sản xuất, nhà xuất bản có cùng lĩnh vực, với phạm vi điều chỉnh ở gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thông qua các thỏa thuận này, Trung tâm hiện đang là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả duy nhất tại Việt Nam, được quyền đại diện để quản lý và bảo vệ lợi ích của trên 4 triệu tác giả quốc tế tại lãnh thổ Việt Nam; đồng thời, với các cam kết song phương và cơ chế phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế, quyền lợi của tác giả Việt Nam cũng được quản lý, bảo vệ tại các quốc gia tham gia ký kết.

Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cũng chia sẻ, trong những dòng nhạc hiện hành, cách mạng vẫn luôn là dòng nhạc gần như sử dụng nhiều, được nghe đều, ổn định. 

Dòng nhạc trẻ thì nổi lên rồi biến mất, bài sau đẩy bài trước xuống, rồi im ắng. Dòng nhạc không lời, giao hưởng là dòng nhạc nhận được tiền tác quyền ít nhất. Trong thời gian tới, VCPMC sẽ cố gắng đưa dòng nhạc không lời, giao hưởng đến công chúng.

ban-quyen-am-nhac-564

 

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định: Bản quyền âm nhạc Việt Nam nói riêng, Sở hữu trí tuệ Việt Nam nói chung đã và đang phát triển, đang hội tụ đầy đủ các yếu tố để hình thành và phát triển công nghiệp văn hoá hiện đại, đáp ứng nhu cầu thủ hưởng văn hoá cũng như hội nhập với thế giới của Việt Nam. Việc tổ chức bản quyền châu Á - Thái Bình Dương (CISAC) tôn vinh VCPMC ở vị trí thứ 4 - là một trong những đơn vị hàng đầu về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt trên môi trường số khẳng định vai trò của Trung tâm rất quan trọng. Củng cố thêm niềm tin và những bước đi đúng đắn trong hoạt động của VCPMC. 

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp Các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam xúc động khi nhìn lại VCPMC đã trải qua chặng đường nhiều vinh quang, thắng lợi nhưng cũng lắm gian truân 20 năm qua. “Từ những ngày đầu, văn phòng với không gian nhỏ, mọi thao tác đơn giản, mọi văn bản đều chép bằng tay nhưng giờ mọi thứ đã khác, có những phát triển không ngờ. Có thể nói VCPMC như là những nốt nhạc đầu tiên cho bản giao hưởng nhiều chương… 

Thành tích ngày hôm nay là thần kỳ, chưa từng xuất hiện trong công cuộc đổi mới ở lĩnh vực bản quyền, bảo vệ quyền tác giả, bảo vệ những lợi ích chính đáng cho người làm sáng tạo. Đây có thể nói là hình ảnh, hình mẫu cho việc quyết liệt bảo vệ những giá trị tinh thần, sáng tạo, âm nhạc… của các thế hệ nhạc sĩ Việt Nam” - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nói. 

 Được biết, VCPMC được thành lập ngày 19/4/2002 đến nay VCPMC từng bước hoàn thiện, trở thành một tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả (trong lĩnh vực âm nhạc) hoạt động hiệu quả và có uy tín đối với các thành viên trong nước cũng như quốc tế.

Đây là mái nhà chung nơi các nhạc sĩ, tác giả tin tưởng ủy thác và đồng hành, là “cánh tay nối dài” cho hoạt động quản lý nhà nước trong công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam, góp phần làm chuyển biến nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật, đưa pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng từng bước đi vào đời sống xã hội, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển, hội nhập của đất nước.

Hiện Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam đang thực hiện cấp phép và thu tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc đối với hơn 20 lĩnh vực sử dụng âm nhạc như: biểu diễn nghệ thuật, phát thanh - truyền hình, sản xuất, phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát hành trực tuyến, phòng karaoke, quán bar, cà phê, phòng trà, siêu thị, cửa hàng, rạp chiếu phim…

Theo kế hoạch, giai đoạn 2022 và những năm tiếp theo, VCPMC tham gia vào sáng kiến cấp phép chung lĩnh vực biểu diễn công cộng với các đối tác quyền liên quan (Joint Licensing).

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
Phòng khám chuyên khoa da liễu có biển hiệu mang tên "An Nhi" của bà Lê Thị Huyền hoạt động trái phép trên đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, TP.HCM đã 3 lần đổi tên để đối phó cơ quan chức năng.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, qua đó, phát hiện hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục QLTT Thanh Hóa mới đây đã xử phạt 16.5 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ tang vật vi phạm đối với một cơ sở kinh doanh trên địa bàn có hành vi buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Ngày 19/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã ký quyết định ban hành kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban.
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, bài hát hit của Ed Sheeran - "Thinking Out Loud" một lần nữa được đưa ra tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ để xem xét lại vụ kiện bản quyền cáo buộc Sheeran đã sao chép ý tưởng từ "Let's Get It On" của Marvin Gaye.
Liên kết hữu ích