Mối họa nơi nhà phố vì muốn 'qua mặt thần lửa'?
(SHTT) - Vụ hoả hoạn tại số 311 phố Tôn Đức Thắng khiến 4 người trong cùng gia đình tử vong khiến nhiều người ám ảnh. Nếu tiếp tục lơ là công tác PCCC, tìm cách "qua mặt thần lửa", những hệ quả đau lòng tương tự rất có thể vẫn se diễn ra.
Tuần qua, tại TP HCM và Hà Nội liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy các căn nhà ở riêng lẻ, nhà trong phố, thiệt hàng chục nhân mạng. Nguyên nhân khiến số người tử vong lớn là do chủ nhà sợ trộm cắp nên xây nhà bịt kín, cửa sổ lắp thêm nhiều chấn song kiên cố. Khi xảy cháy, người trong nhà cuống cuồng tìm lối thoát nhưng bất thành.
Chủ nhà cẩn tắc trong việc đề phòng trộm cắp bao nhiêu, khi cháy lại thành sự hớ hênh với thần lửa bấy nhiêu. Việc cháy nhà, chết người diễn ra quanh năm, ám ảnh dư luận vài hôm nhưng nỗi đau với gia đình, người thân bị nạn thì còn dai dẳng mãi. Nỗi đau này chưa nguôi quên, nỗi đau khác đã lặp lại.

Điều đáng nói là các vụ cháy gây thiệt hại lớn về nhân mạng đa phần xảy ra ở các căn nhà ở riêng lẻ ở trong phố. Nói vậy không có nghĩa là chung cư, nhà cao tầng không xảy cháy. Về cơ bản, ở đâu có lửa/điện/hóa chất – nguyên nhân gây cháy là có thể cháy.
Nhưng với chung cư cao tầng, tỷ lệ ít hơn vì để làm dự án, ít hoặc nhiều, chủ đầu tư cũng phải yêu cầu cơ quan chức năng thẩm duyệt phương án PCCC, tổ chức tập huấn, sử dụng phương tiện PCCC tại chỗ và cứu hộ cứu nạn. Còn nhà phố, nhà ở riêng lẻ, sở hữu thuộc về từng cá nhân, câu chuyện là của mỗi người.
Dưới góc nhìn của kinh tế, tại Việt Nam, nhà phố là món hàng tăng giá liên tục trong hơn 2 chục năm qua. Tất cả chúng ta, ít nhiều tìm cách sở hữu, điên cuồng cơi nới, tăng thêm chiều dài, chiều rộng, chiều cao cho ngôi nhà “mơ ước”. Chúng ta tìm mọi cách chống lại nguy cơ bị xâm lấn, đột nhập của người khác, bảo vệ ngôi nhà của mình. Trong những nghĩ suy bận rộn ấy, chúng ta quên chừa lại 1 đường sống cho mình và người thân trước cơn giận của thần lửa.
Trong 4 “đại họa” ở nhân gian, “hỏa” xếp thứ 2 (thủy, hỏa, đạo, tặc). Cảnh báo mối họa ấy, Khoản 1, Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, sửa đổi năm 2013 quy định: “Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (PCCC).
Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy”. Hiểu 1 cách đơn giản, trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy, trước tiên thuộc về “chủ nhà”. Một khi chủ nhà bất cẩn mà bản chất ở đây là bất tuân pháp luật, khi xảy cháy, lửa ngay trước mặt mà nước thì ở xa!

Khoản 2 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013 còn quy định: “Hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm điều kiện có nội quy về PCCC, có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện PCCC bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC; về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC theo quy định của Bộ Công an; có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh; đồng thời có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt… các điều kiện này phải được thực hiện, duy trì trong suốt quá trình hoạt động…”.
Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 24 tháng 11 năm 2020 quy định thêm: “Hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất, kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định”.
Luật quy định chi tiết và rất dài. Để hiểu và thực thi quy định pháp luật này, ngoài sự kiên định, nỗ lực của chủ nhà còn cần sự hỗ trợ, giúp đỡ, kiểm tra, thẩm duyệt của cơ quan chức năng mà cụ thể là Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy nơi gần nhất. Ở cả 2 khía cạnh, tự ý thức và việc kiểm tra, công tác thẩm duyệt của cơ quan chức năng với công tác phòng cháy, chữa cháy trong mỗi gia đình đều đòi hỏi sự trung thực, dũng cảm của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội.
Quy định thì phức tạp nhưng hiểu ngắn gọn là khi xây nhà, ta có gửi hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy lên cơ quan chức năng (?), ta có dám mời cơ quan chức năng vào kiểm tra, thẩm duyệt phương án phòng cháy chữa cháy cho chính ngôi nhà của mình không (?). Chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc đầu tư xây dựng, sẽ mất nhiều chi phí, tiền bạc hơn cho việc lắp đặt, duy trì hệ thống phòng cháy chữa cháy cho “tổ ấm” của mỗi gia đình.
Nhưng khoản thời gian, tiền bạc chi ra cho việc PCCC đáng bao nhiêu so với tính mạng của mỗi chúng ta và gia đình mình (?). Cách trả lời tùy thuộc vào nhận thức, quan điểm của mỗi người. Ta có thể nói dối, thậm chí “qua mặt” cơ quan chức năng nhưng chắc chắn là không thể nói dối hay “qua mặt” thần lửa luôn rình rập mỗi ngày.
Hà Quang Hưng
-
Tạp chí Kinh tế Môi trường bổ nhiệm Tổng Biên tập và Phó tổng biên tập
Phát hiện 'thành phố vàng mất tích' 3.400 năm tuổi bị chôn vùi dưới cát ở Ai Cập
Từ tháng 5/2021, dạy học trực tuyến được phép thay thế và hỗ trợ giảng dạy trực tiếp
Vật lý y khoa – Ngành học phục vụ sức khỏe cộng đồng
-
Tạp chí Kinh tế Môi trường bổ nhiệm Tổng Biên tập và Phó tổng biên tập
-
Phát hiện 'thành phố vàng mất tích' 3.400 năm tuổi bị chôn vùi dưới cát ở Ai Cập
-
Từ tháng 5/2021, dạy học trực tuyến được phép thay thế và hỗ trợ giảng dạy trực tiếp
-
Vật lý y khoa – Ngành học phục vụ sức khỏe cộng đồng
-
PGS-TS. Trần Đắc Phu: Việt Nam có nguy cơ cao bùng phát dịch COVID-19
-
Mạng xã hội tràn ngập hạnh phúc với chương trình 'Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc' của Vinamilk
-
Việt Nam đặt hợp tác với ASEAN là ưu tiên đối ngoại hàng đầu
-
Để DN là trung tâm hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia thì Bộ KH&CN phải làm gì?
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Những loại nội dung truyền thông xã hội thúc đẩy sự tương tác
-
15 ᵭɪềυ cҺỉ kҺɪ tɾưởпɢ tҺàпҺ tα ᴍớɪ Һɪểυ ᵭược cҺo ᴍẹ cҺα
-
Aahar Food bị cáo buộc vi phạm nhãn hiệu
-
Xu hướng tương lai của AI và Analytics trên Cloud
-
Móп ăп ɢɪàυ cαпxɪ ɓậc пҺất, tươпɢ ᵭươпɢ ʋớɪ 10 cốc ѕữα, 30 qυả tɾứпɢ
-
Tâm sự của gái 30: ‘Chồng không lấy cũng được nhưng nhất định phải mua nhà’
-
Ѕôпɢ ɓɪểп kҺôпɢ cҺấρ tɾoпɢ ᵭục ʋớɪ αo cҺυôᴍ, пɢườɪ ᵭạɪ ℓượпɢ kҺôпɢ cҺấρ пҺữпɢ ᵭɪềυ пàч
-
Góp giỗ 5 triệu mẹ chồng chê ít: "Tôi làm 20 mâm đưa tôi 20 triệu"
-
5 chị em ruột sống thọ từ 85 đến 97 tuổi ở Hà Tĩnh
-
Bố đang ngủ say giấc, bé gái canh đúng 'ngã 3' sút thẳng bóng vào đau điếng