Meta (Facebook), Google, Apple... nắm giữ 90% thị phần thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Tính đến đầu tháng 10, các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp hơn 8.600 tỷ đồng tiền thuế, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ khi cổng thông tin điện tử cho nhà cung cấp nước ngoài đi vào hoạt động vào tháng 3/2022, số thuế lũy kế từ các doanh nghiệp này đã đạt 20.174 tỷ đồng.
Ngoài các tên tuổi trên, một số nền tảng thương mại điện tử khác như Temu, Shein, 1688 hiện bán hàng vào Việt Nam. Các nền tảng này cũng thuộc diện phải kê khai và nộp thuế theo quy định đối với nhà cung cấp nước ngoài.
Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, đối với Temu, chủ sở hữu của sàn thương mại điện tử, kê khai doanh thu quý 3/2024 bằng 0. Nhưng dự kiến từ tháng 10/2024, sàn này sẽ phải kê khai thuế và cộng gộp vào quý sau.
Trước đó, ngày 4/9/2024, Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd (chủ sở hữu vận hành sàn thương mại điện tử Temu tại Việt Nam) đã thực hiện đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Elementary Innovation Pte. Ltd đã kê khai nộp tờ khai thuế quý 3/2024, trong đó kê khai doanh thu bằng 0 và giải trình doanh thu phát sinh từ tháng 10/2024 sẽ kê khai toàn bộ tại tờ khai quý 4/2024.
Được biết, tính đến hết tháng 10/2024, số thu ngân sách nhà nước từ các nhà cung cấp nước ngoài là 20.174 tỷ đồng. Tính riêng 10 tháng năm 2024 số thu là 8.600 tỷ đồng, tăng 25,7 % so với cùng kỳ năm 2023.
TH
TIN LIÊN QUAN
Tin khác
- Pivot table là gì benhvienlaptop.com
- Load balancing là gì
- Dich vụ đặt hàng trung quốc Hải Tàu Logistics
- Máy hút mùi hafele chính hãng