SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam bị Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá

17:46, 04/02/2023
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas nhập khẩu từ Việt Nam.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ công thương) cho biết sản phẩm máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas có mã HS 8424.30.90 và 8424.90.9040; mã vụ việc: A-552-008 của Việt Nam đã bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá.

Theo đó, nguyên đơn trong vụ này là FNA Group, Inc (Hoa Kỳ), ngày khởi xướng 19/1/2022; thời kỳ điều tra là 1/ 4/2022 đến 30/9/2022.

Theo dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC). Trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 430 triệu USD sản phẩm máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 44% tổng trị giá xuất khẩu từ tất cả các nước vào Hoa Kỳ, tăng hơn 1,5 lần so với năm 2020, và gấp 25 lần so với năm 2019. Biên độ phá giá cáo buộc đối với sản phẩm Việt Nam mà phía Hoa Kỳ đưa ra từ 110,23% - 225,65%.

may-xit-rua-jpg

 Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas nhập khẩu từ Việt Nam.

Cục Phòng vệ thương mại cho biết DOC đã ban hành bản câu hỏi về lượng và giá trị (Q&V) cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời hạn trả lời là 2/2/2023 (doanh nghiệp có thể xin gia hạn nếu cần). Trên cơ sở thông tin trả lời kết hợp với số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, DOC sẽ lựa chọn một số bị đơn bắt buộc của vụ việc (thông thường từ 2-3 công ty). Các bị đơn này sẽ tiếp tục tham gia trả lời các bản câu hỏi tiếp theo trong vụ việc và được hưởng mức thuế riêng.

Các công ty không được lựa chọn có thể đăng ký xin được hưởng mức thuế suất riêng rẽ. Thời hạn để nộp đơn xin được hưởng thuế suất riêng rẽ là 30 ngày kể từ ngày khởi xướng vụ việc. Trong trường hợp không được chấp nhận hưởng thuế suất riêng rẽ, các công ty này sẽ chịu mức thuế suất khác do DOC xác định.

Bên cạnh đó, do Hoa Kỳ coi Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường, nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của nước thứ ba khác để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam. DOC dự kiến sử dụng In-đô-nê-xi-a là nước thay thế trong vụ việc hiện tại. Các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc. Dự kiến, DOC sẽ ban hành kết luận sơ bộ trong vòng 140 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra vụ việc (có thể gia hạn).

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan chủ động xác định chiến lược kháng kiện phù hợp với doanh nghiệp, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.

Đồng thời, hợp tác đầy đủ với DOC trong suốt quá trình diễn ra vụ việc. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất cho doanh nghiệp;

Ngoài ra, doanh nghiệp chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (https://access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ. Đọc kỹ hướng dẫn của Bộ Thương mại Hoa Kỳ để trả lời và nộp bản trả lời câu hỏi Q&V theo đúng định dạng và thời hạn quy định.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Phòng vệ thương mại là biện pháp mà một nước sử dụng để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá sản xuất trong nước, thông qua hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp tăng nhanh đột biến gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Theo đó, biện pháp chống bán phá giá là 1 trong 4 biện pháp phòng vệ thương mại được công nhận và thể chế hóa.

Cụ thể, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng khi hàng hoá nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất trong nước. Khi hàng hoá nhập khẩu được chứng minh là bán phá giá thì chúng có thể bị áp đặt các biện pháp như thuế chống phá giá, đặt cọc hoặc thế chấp, hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu, trong đó thuế chống bán phá giá là biện pháp phổ biến nhất hiện nay.

Thanh Thảo

Tin khác

Kinh tế 10 giờ trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Kinh tế 1 ngày trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.