SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 03/10/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Công nghệ mới: Máy tính sinh học làm từ nấm

07:16, 13/03/2023
(SHTT) - Khi chúng ta đã quá quen với những chiếc máy tính bằng kim loại và nhựa, thế giới khoa học tiếp tục gây bất ngờ khi phát triển một loại PC sinh học từ nấm nhầy.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Điện toán phi truyền thống (UCL) ở trường Đại học West of England (UWE Bristol) đã phát triển thành công một máy tính từ sợi nấm của nấm nhầy.

1x1_1200x1200_highres-living-motherboard-made-with-mushrooms-235301

 


Theo giáo sư Andrew Adamatzky - trưởng nhóm nghiên cứu, nấm là một sinh vật lý tưởng để thử nghiệm vì sợi nấm hoạt động giống như bộ não con người. Sợi nấm là những phần giống như sợi tóc mỏng của hệ thống rễ có thể truyền xung điện, nhưng khác với các khớp thần kinh con người. Trên thực tế, những cây nấm được kết nối với cùng một mạng lưới sợi nấm dưới lòng đất, chúng thậm chí có thể giao tiếp bằng tín hiệu điện trong một khoảng cách đáng kể.

Nấm nhầy có tên khoa học là Physarum polycephalum, là một sinh vật đơn bào sống trong môi trường nền rừng, dưới các tán cây. Theo kết quả nghiên cứu đã được công bố của Trung tâm nghiên cứu nhận thức sinh vật (CNRS, trường đại học Toulouse III – Paul Sabatier), loại nấm nhầy này có khả năng truyền đạt những gì mà nó học được cho tế bào nấm nhầy khác nếu chúng kết hợp lại với nhau.

Empty

Thí nghiệm đo điện thế của nấm nhầy

Các nhà khoa học đã sử dụng khả năng đặc biệt này của nấm nhầy để tạo nên thành phần tương tự bo mạch chủ cho máy tính. Khi điện từ trong PC tăng đột biến hoặc biến mất, chúng đều được dịch về số 1 và 0. Điều này tương tự với ngôn ngữ nhị phân của máy tính thông thường.

"Chúng tôi phát hiện ra rằng nấm thực sự tạo ra các gai hoạt động giống với điện thế, tương tự cách tế bào thần kinh tạo ra các điện thế bên trong não bộ. Đây là thí nghiệm đầu tiên báo cáo về trường hợp điện thế tăng đột biến (được do bằng vi điện cực) ở nấm nhầy, cũng như thí nghiệm đầu tiên phát triển điện toán nấm và điện tử nấm", giáo sư Adamatzky trả lời trang Popular Science.

Tất nhiên, chiếc máy tính sinh học này không thể so sánh với độ ưu việt của máy tính thông thường. Dù giáo sư Adamatzky khẳng định việc kích thích các tế bào nấm ở hai điểm riêng biệt làm tăng độ dẫn điện, giúp kết nối, liên lạc giữa các thuật toán nhanh và chính xác hơn, nhưng tốc độ đó vẫn không thể nhanh bằng máy tính bình thường. 

"Hiện tại, thí nghiệm vẫn chỉ là nghiên cứu khả thi, chứng minh khả năng thực hiện thuật toán, hình thành các mạch logic và mạch điện tử cơ bản bằng sợi nấm. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng có thể phát triển các máy tính và công nghệ bằng sợi nấm tiên tiến hơn”, giáo sư Adamatzky giải thích.

Nghiên cứu mới này có thể được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chế tạo chân tay giả và các bệnh rối loạn kiểm soát hành vi như bệnh Alzheimer và Parkinson.

 Thùy Mai

Tin khác

Khoa học Công nghệ 9 giờ trước
(SHTT) - Giải Nobel Y sinh năm 2023 đã vinh danh hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman nhờ công trình nghiên cứu về vaccine mRNA hiệu quả phòng bệnh COVID-19.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
TS. Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Cục trưởng Công nghiệp Công nghệ Thông tin truyền thông đánh giá Đà Nẵng có cơ hội phát triển công nghệ thiết kế, vi mạch bán dẫn sau Hiệp định đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Sau khi phát hiện dầu phanh có nguy cơ rò rỉ dẫn tới khả năng cháy khi để phương tiện ngoài trời, Hyundai và Kia đã có thông báo triệu hồi đối với 3,37 triệu phương tiện nằm trong diện ảnh hưởng.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trải qua 3 năm hình thành và phát triển, Hội đồng doanh nghiệp 4.0 Việt Nam (BAV 4.0) đã dần khẳng định được vị thế, vai trò sứ mạng trong việc xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nhân doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, trong những chính sách quan trọng trong tiến trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) được xác định là nền tảng để đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.