SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Masan nguy cơ đối diện cuộc "khủng hoảng" mới mang tên tương ớt Chin-su

14:30, 08/04/2019
(SHTT) - Tương ớt Chin-su sản phẩm vừa bị thu hồi tại Nhật Bản đã từng mang về hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho Tập đoàn Masan. Tuy nhiên, sản phẩm này lại vừa thị thu hồi số lượng lớn tại thị trường Nhật Bản vì chứa chất cấm!

Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (mã CK: MCH). MCH là công ty con của Công ty TNHH MasanConsumer Holdings – một công ty con của "đế chế" CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã chứng khoán: MSN).

MCH chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuộc nhóm ngành hàng thực phẩm tiện lợi như mỳ ăn liền (Omachi, Kokomi, Sagami), gia vị (nước tương Chin-su, nước mắm Nam Ngư, Tam Thái Tử), đồ uống (nước khoáng Vĩnh Hảo), cà phê (Vinacafe).

Được biết, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của MSN là ông Nguyễn Đăng Quang. Tại MCH, ông Nguyễn Đăng Quang là thành viên HĐQT. Ông Nguyễn Đăng Quang hiện cả trực tiếp lẫn gián tiếp sở hữu hơn 252 triệu cổ phiếu MSN, hơn 26 nghìn cổ phiếu MCH.

masan-3 (1)

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của MSN - ông Nguyễn Đăng Quang 

Ngày 2/4, chính quyền thành phố Osaka, Nhật Bản thông báo về việc Trung tâm Y tế cộng đồng thành phố đã ra lệnh thu hồi toàn bộ 18.168 chai tương ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam.

Nguyên nhân do số tương ớt Chinsu này đã vi phạm khoản 2 điều 11 Luật vệ sinh thực phẩm Nhật do axit benzoic, axit sorbic,... không được cho phép sử dụng trong tương ớt ở Nhật Bản.

Theo thông tin công bố, công ty đứng ra nhập khẩu các lô hàng tương ớt trên là Javis Co., Ltd có trụ sở tại Higashi-ku, Osaka. Tổng số lượng 18.168 chai tương ớt Chin-su được chứa trong 757 thùng và bán từ tháng 10/2018.

masan-4

Sản phẩm tương ớt bị thu hồi ở Nhật Bản được đăng trên cổng thông tin của TP Osaka, Nhật Bản. 

Trước khi lô hàng Chinsu bị thu hồi, Masan cho biết nhãn hiệu chủ chốt gồm Chinsu và Nam Ngư tiếp tục tăng trưởng mạnh với sản lượng tăng trưởng khoảng 26%. Các sản phẩm cao cấp trong ngành hàng gia vị tăng khoảng 40% trong năm 2018 và chiếm khoảng 10% tổng doanh thu ngành hàng.

Theo như số liệu được công bố trong báo cáo thường niên năm 2017, các mặt hàng nước chấm của Masan đều có thị phần thống lĩnh: cụ thể công ty chiếm 66% thị phần nước mắm, 67% thị phần nước tương và 71% thị phần tương ớt.

Năm 2018, Masan Consumer ghi nhận doanh thu thuần tăng 29% so với năm trước, đạt 17.006 tỷ đồng. Tỷ suất lãi gộp đạt 45% giúp công ty này thu về khoản lãi ròng sau thuế tăng hơn 51%, đạt 3.397 tỷ.

Đây cũng là mức lợi nhuận ròng cao nhất mà Masan Consumer thu về được trong 4 năm gần nhất. Đáng chú ý, đóng góp lớn trong kết quả kinh doanh này là ngành hàng gia vị (nước chấm, tương ớt chin su…).

Cụ thể, năm 2018 doanh thu từ nước mắm công nghiệp và nước tương mang về cho Masan Consumer 6.958 tỷ đồng, tăng 35% với sản lượng tiêu thụ tăng 30% và giá bán tăng 3,8%.

Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng gia vị của công ty này năm qua cũng đạt trên 51%. Tỷ lệ này thậm chí còn đã giảm nhẹ so với những năm trước đó như 53% vào năm 2017; hay 57% vào năm 2016.

Như vậy, mỗi năm Masan Consumer đều ghi nhận hàng chục nghìn tỷ đồng doanh thu, cùng hàng nghìn tỷ lãi ròng. Trong đó, ngành hàng gia vị gồm các sản phẩm nước chấm công nghiệp, tương ớt… luôn giữ vai trò trụ cột trong hoạt động kinh doanh của công ty.

masan-2

Chin su chiếm 71% thị phần thống lĩnh thị trường. 

Vụ toàn bộ lô hàng 18.168 chai tương ớt Chinsu nhập khẩu từ Việt Nam bị thu hồi tại Nhật khiến Masan đang đứng trước nhiều thử thách lớn.

Liên quan đến vụ việc, mới đây Masan đã đưa ra Thông cáo báo chí phủ nhận có xuất khẩu lô hàng doanh nghiệp đã bán hàng tại Nhật Bản:

“Sau khi kiểm tra thông tin nội bộ chúng tôi khẳng định rằng Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan chưa từng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp tương ớt Chin-Su cho Công ty Javis Co., Ltd hoặc Công ty ISC Industrial Co., Ltd. Khi xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Nhật Bản, chúng tôi phải tuân thủ quy định ghi nhãn của Nhật Bản.

Chúng tôi lấy làm tiếc về sự cố này và cho rằng nếu Công ty Javis Co., Ltd đã liên hệ với chúng tôi để nhập khẩu chính thức thì sự cố ghi nhãn này đã không xảy ra. Do hiện nay chúng tôi không có mẫu sản phẩm nên chưa thể có kết luận chính thức về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng này nhưng nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam, trên đó có ghi rõ “Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không dành cho xuất khẩu. Exclusively for sale in Vietnam. Exports are not authorised”, hoặc là sản phẩm không rõ xuất xứ”.

 Trang Huyền

Tin khác

Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Năm 2024, VECOM tiếp tục hoàn thiện tính chỉ số thương mại điện tử (TMĐT). Bên cạnh việc tính toán dựa vào kết quả khảo sát hàng nghìn DN VECOM còn sử dụng nhiều kênh thông tin định lượng tin cậy khác. Tên miền quốc gia “.VN” tiếp tục là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá hạ tầng cho TMĐT.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo nhưng không vì thế mà chàng trai trẻ Nguyễn Văn Trọng, thôn Hạc Sơn, xã Cẩm Bình, Huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá thấy thiếu tự tin, mặc cảm, ngược lại càng thôi thúc anh đam mê lao động, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm để vươn lên làm giàu.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Đội chiến thắng vòng loại cấp quốc gia sẽ đại diện cho Việt nam bước vào Vòng thi chung kết Quốc tế diễn ra tại Luân Đôn vào ngày 19-20/6/2024.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Được chú trọng quy hoạch về không gian sống, từ hệ sinh thái xanh an lành đến các tiện ích thể dục thể thao, vui chơi thư giãn…, Eurowindow Twin Parks không chỉ đón đầu xu hướng sống xanh năng động mà còn góp phần thay đổi diện mạo đô thị phía Đông Hà Nội.