SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Mã vạch là gì và cách đọc mã vạch chính xác nhất

06:44, 29/03/2019
(SHTT) - Mã vạch sản phẩm đã không còn là điều quá xa lạ với người tiêu dùng bởi mã vạch sẽ giúp người dùng biết được chính xác nguồn gốc sản phẩm. Dưới đây là cách đọc mã vạch chính xác nhất mà không phải ai cũng biết.

Mã vạch là gì?

Mã vạch được đưa ra bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver để giúp việc phân loại hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Sáng kiến này đã được cấp bằng sáng chế vào ngày 7 tháng 10 năm 1952. Mã vạch hay còn gọi là Barcode là sự thể hiện thông tin trên bề mặt của sản phẩm và các loại hàng hóa, có thể đọc được bằng máy đọc mã vạch hoặc các thiết bị quét quang học khác. Đây chính là một tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Thông qua Mã vạch, người mua có thể đọc được những thông tin cơ bản như: nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…

ma vach 1

 

Ngày này, mã vạch đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trên khắp thế giới, có thể thấy chúng xuất hiện ở khắp nơi, mọi châu lục, trên khắp thế giới. Mã vạch có khá nhiều chủng loại khác nhau và được chia thành nhiều dạng như: UPC (Universal Product Code), EAN (European Article Number) INTERLEAVED 2 OF 5…

Ứng dụng của mã vạch

Mã vạch được sử dụng ở những nơi mà các đồ vật cần phải đánh số với các thông tin liên quan để các máy tính có thể xử lý. Thay vì việc phải đánh một chuỗi dữ liệu vào phần nhập liệu của máy tính thì người thao tác chỉ cần quét mã vạch cho thiết bị đọc mã vạch. Chúng cũng làm việc tốt trong điều kiện tự động hóa hoàn toàn, chẳng hạn như trong luân chuyển hành lý ở các sân bay.Các dữ liệu chứa trong mã vạch thay đổi tùy theo ứng dụng. Trong trường hợp đơn giản nhất là một chuỗi số định danh được sử dụng như là chỉ mục trong cơ sở dữ liệu trong đó toàn bộ các thông tin khác được lưu trữ. Các mã EAN-13 và UPC tìm thấy phổ biến trên hàng bán lẻ làm việc theo phương thức này.

Cấu tạo của mã vạch

Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.), được sử dụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang sử dụng ở Mỹ và Canada.

Hệ thống EAN (European Article Number) được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Chính vì lý do này nên từ năm 1977, EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International)

Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8).

ma vach

 

Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải

Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu

Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số

Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp

Số cuối cùng là số kiểm tra

Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893. Danh mục mã số quốc gia của các nước trong phụ lục kèm theo.Mã doanh nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ. ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình.

ma vach 2

 

Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.

Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.

Từ năm 1995 đến tháng 3/1998, EAN-VN cấp mã M gồm bốn con số và từ tháng 3/1998, theo yêu cầu của EAN quốc tế, EAN-VN bắt đầu cấp mã M gồm 5 con số.

Mã số EAN-8 gồm 8 con số có cấu tạo như sau:

Ba số đầu là mã số quốc gia giống như EAN-13

Bốn số sau là mã mặt hàng

Số cuối cùng là số kiểm tra

Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không đủ chỗ ghi mã EAN-13 (ví dụ như thỏi son, chiếc bút bi). Các doanh nghiệp muốn sử dụng mã số EAN-8 trên sản phẩm của mình cần làm đơn xin mã tại Tổ chức mã số quốc gia (EAN-VN). Tổ chức mã số quốc gia sẽ cấp trực tiếp và quản lý mã số mặt hàng (gồm 4 con số) cụ thể cho doanh nghiệp.

Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét có thể đọc được.Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN. Trong mã vạch EAN, mỗi con số được thể hiện bằng hai vạch và hai khoảng trống theo ba phương án khác nhau (Set A, B, C). Mỗi mã vạch hay khoảng trống có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun. Như vậy mã vạch EAN thuộc loại mã đa chiều rộng, mỗi môđun có chiều rộng tiêu chuẩn là 0,33 mm.

Mã vạch EAN là loại mã vạch sử dụng riêng để thể hiện mã số EAN. Mã vạch EAN có những tính chất sau đây:

Chỉ thể hiện các con số (từ O đến 9) với chiều dài cố định (13 hoặc 8 con số)

Là mã đa chiều rộng, tức là mỗi vạch (hay khoảng trống) có thể có chiều rộng từ 1 đến 4 mô đun. Do vậy, mật độ mã hoá cao nhưng độ tin cậy tương đối thấp, đòi hỏi có sự chú ý đặc biệt khi in mã.

Mã vạch EAN có cấu tạo như sau: Kể từ bên trái, khu vực để trống không ghi ký hiệu nào cả, ký hiệu bắt đầu, ký hiệu dãy số bên trái, ký hiệu phân cách, ký hiệu dãy số bên phải, số kiểm tra, ký hiệu kết thúc, sau đó là khoảng trống bên phải. Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29 mm và chiều cao là 25,93mm.

Mã vạch EAN-8 có cấu tạo tương tự nhưng chỉ có chiều dài tiêu chuẩn là 26,73mm và chiều cao 21,31mm.

Cách đọc mã vạch chính xác nhất

Tất cả mã vạch đều được tạo nên từ 4 thành phần là mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và số kiểm tra. Các sản phẩm Việt Nam nội địa đều đang sử dụng chung mã vạch EAN-13, không chỉ Việt Nam mà rất nhiều các nước khác cũng dùng mã này là mã chuyên dụng.

Gọi là EAN-13 vì trong mã này có tổng cộng 13 số, 13 số tuy là không tích hợp được quá nhiều thông tin về sản phẩm nhưng cũng đủ để người tiêu dùng có cái nhìn cơ bản nhất về loại hàng mà mình đang định mua, tránh tình trạng mập mờ về thông tin, mua phải hàng giả hàng nhái mà không biết.

Mã số mã vạch sẽ có cách đọc theo cấu tạo của chính nó, theo đó chúng sẽ được đọc theo thứ tự từ trái sang phải như sau:

Mã số quốc gia: 3 số đầu của mã vạch, người tiêu dùng có thể biết ngay được sản phẩm này là của quốc gia nào khi nhìn vào 3 số đầu tiên của mã số mã vạch. Ví dụ 893 là của Việt Nam, mã vạch Trung Quốc: 690, 691, 692, 693, 694, 695, mã vạch Hàn Quốc: 880….Mã quốc gia không phải do các quốc gia tự nghĩ ra rồi đặt cho sản phẩm của nước mình mà do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này.

ma vach 4

 

Mã doanh nghiệp: từ 4 đến 5 chữ số tiếp theo, khi doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của công ty mình sẽ được tổ chức cấp mã EAN Việt Nam cấp mã. Mỗi quốc gia sẽ có một đơn vị cấp mã, doanh nghiệp cũng không có quyền tự cấp mã cho mình.

Mã sản phẩm: từ 3 đến 5 con số tiếp theo, tùy thuộc vào số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đăng ký mã vạch, nếu 3 con số tương đương với 1000 sản phẩm, 4 con số là 10.000 sản phẩm…..Mã này do doanh nghiệp tự đăng ký với đơn vị cấp mã. Mỗi mã chỉ định danh cho một sản phẩm duy nhất.

Số kiểm tra: Số kiểm tra F là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.

Để có cái nhìn cụ thể hơn, hãy thử đọc thông tin trên mã vạch 893348100106 3 ( Số 3 cuối cùng là số kiểm tra, gọi là F). Theo như bố cục ta đã nói ở trên thì:

893 là mã số hàng hóa của quốc gia Việt Nam.3481 là mã số doanh nghiệp.00106 là mã số hàng hóa của doanh nghiệp.F là số kiểm tra.Để tìm ra F ta áp tính tán theo các bước sau:

Bước 1: Lấy tổng tất cả các số ở vị trí lẻ từ phải sang trái ( bỏ số kiểm tra F) : 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 ( A)

Bước 2: Nhân A với 3 : 27 x 3 = 81(B).

Bước 3: Lấy tổng tất cả các số ở vị trí chẵn:  0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (C).

Bước 4: Cộng giá trị (B) với (C), ta có : 81 + 16 = 97 (D)Lấy giá trị của (D) làm tròn theo bội số của 10 (tức là 100) sát nhất với giá trị của (D) trừ đi giá trị thực của (D) ta có: 100 – 97 = 3. Như vậy C = 3.

Đúng với con số kiểm tra, chứng tỏ sản phẩm trên là chính hãng.

Đó là cách ta tính từ phải sang trái, nếu tính từ trái sang phải ta sẽ có công thức: Chẵn nhân ba cộng lẻ sau đó cộng với số cuối cùng, nếu tổng có đuôi là số 0 là hàng thật,còn nếu khác 0 là giả.

Ngày nay người dùng đã có thể dễ dàng kiểm tra mã số mã vạch của sản phẩm trên các smartphone.

Tuy nhiên có nên quá tin vào mã vạch không vẫn là câu hỏi mà người dùng đặt ra. Người dùng có thể đọc bài Nhận biết hàng giả bằng mã vạch - mã QR Code có chính xác không? của SHTT để hiểu thêm về vấn đề này.

Vân Anh

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.