SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Lý giải khoa học về cách các quốc gia lựa chọn đối phó với dịch corona

07:38, 08/04/2020
(SHTT) - Chỉ trong một tuần, các quốc gia trên khắp thế giới đã đi từ: “Virus corona không phải là vấn đề lớn” cho đến tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tuy nhiên nhiều nước vẫn chưa làm gì nhiều. Tại sao vậy?

Đây là bài viết của tác giả Tomas Pueyo, được dịch ra tiếng Việt và đăng tải ngày 20/3 trên trang https://medium.com. Bài viết này là phần tiếp theo của Coronavirus: Tại sao phải hành động ngay, một bài viết có hơn 40 triệu lượt xem và được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ cho thấy sự khẩn cấp của vấn đề virus corona. Bài viết lý giải một cách khoa học về sựa lựa chọn cách đối phó với virus corona của các quốc gia và dự kiến hệ quả của cách đối phó.

Để có thêm hiểu biết khoa học về sựa lựa chọn cách đối phó với virus corona của các quốc gia, Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo đăng tải bài viết đã được dịch bằng tiếng Việt. Sau đây là nội dung bài viết:

Tóm tắt: Các biện pháp mạnh mẽ để đối phó với virus corona mà chúng ta thực hiện hôm nay sẽ chỉ kéo dài một vài tuần, sẽ không đỉnh lây nhiễm, và nó có thể được thực hiện với một chi phí hợp lý cho xã hội, cứu được hàng triệu mạng sống.

Chỉ trong một tuần, các quốc gia trên khắp thế giới đã đi từ: “Virus corona không phải là vấn đề lớn” cho đến tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tuy nhiên nhiều nước vẫn chưa làm gì nhiều. Tại sao vậy?

Các quốc đều hỏi một câu hỏi giống nhau: Chúng ta nên phản ứng thế nào? Câu trả lời cho họ không hề rõ ràng.

Một số nước, như Pháp, Tây Ban Nha hay Philippines, đã tuyên bố phong tỏa quốc gia. Các nước khác, như Mỹ, Anh, Thụy Sỹ hay Hà Lan, vẫn lê chân đằng sau, thực hiện các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp một cách do dự.

Dưới đây là những câu hỏi sẽ được giải đáp hôm nay, một lần nữa với rất nhiều biểu đồ, dữ liệu và mô hình từ nhiều nguồn khác nhau:

1. Tình hình hiện nay ra sao?

2. Chúng ta có những lựa chọn nào?

3. Thứ quan trọng duy nhất hiện tại: Thời gian

4. Một chiến lược chống virus corona tốt trông ra sao?

5. Chúng ta nên nghĩ về những ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế và xã hội như thế nào?

Khi bạn đọc xong bài viết này, đây là những điều tóm tắt dành cho bạn:

Hệ thống chăm sóc y tế của chúng ta đã bắt đầu sụp đổ. Các nước có hai sự lựa chọn: hoặc chiến đấu một cách mạnh mẽ, hoặc phải chịu một dịch bệnh khủng khiếp. Nếu họ chọn dịch bệnh, hàng trăm ngàn người sẽ chết. Ở một vài nước, sẽ là hàng triệu. Và nó thậm chí cũng không dừng được các đợt truyền nhiễm khác. Nếu chúng ta chiến đấu mạnh mẽ ngay lúc này, chúng ta sẽ kiềm chế được số người chết. Chúng ta sẽ giảm tải hệ thống y tế của chúng ta.

Chúng ta sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn. Chúng ta sẽ học. Thế giới chưa bao giờ học được thứ gì nhanh đến như vậy, chưa bao giờ. Và chúng ta cần nó, vì chúng ta không biết tí gì về virus này. Tất cả những điều này sẽ giúp chúng ta đạt được một thứ quan trọng: Kéo Dài Thời Gian.

Nếu chúng ta chọn chiến đấu kiên cường, cuộc chiến lúc đầu sẽ cực kỳ gian khổ, nhưng sẽ nhẹ dần. Chúng ta sẽ bị nhốt trong nhà trong vài tuần, chứ không phải nhiều tháng. Sau đó, chúng ta sẽ dần có lại nhiều sự tự do hơn. Mọi thứ sẽ không trở lại bình thường ngay lập tức. Nhưng nó sẽ tiến dần tới, và cuối cùng, trở lại bình thường. Và chúng ta có thể làm được toàn bộ điều đó mà vẫn tính đến toàn bộ nền kinh tế.

Vậy thì, hãy bắt đầu.

1. Tình hình ra sao?

Tuần rồi, tôi đã trình bày đường cong sau:

1

Hình 1: Số ca nhiễm virus corona theo quốc gia (ngoại trừ Trung Quốc, vào ngày 4 tháng 3 năm 2020). Trong hình: “Chúng ta sau đó đã phóng gần vào đây để dự đoán cho các quốc gia sắp tới”. Xanh: Hàn Quốc. Đỏ: Ý. Xanh lá: Iran. 

Nó cho thấy số ca nhiễm virus corona trên thế giới không tính Trung Quốc. Chúng ta chỉ có thể phân biệt được Ý, Iran và Hàn Quốc. Do đó tôi phải chiếu gần vào góc dưới bên phải để xem các nước đang tiến triển. Luận điểm của tôi đó là họ sẽ sớm giống như 3 trường hợp trên.

Hãy xem những gì đã xảy ra kể từ đó.

2

Hình 2: Số ca nhiễm virus corona theo quốc gia (ngoại trừ Trung Quốc, cho tới ngày 18 tháng 3 năm 2020). Trong hình: “Đây là phần bản đồ trước”. Tên nước từ trên xuống: Ý, Iran, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Mỹ, Thụy Sỹ, Na Uy, Thụy Điển, Hà Lan, Áo, Bỉ, Đan Mạch. 

Đúng như dự đoán, số ca nhiễm đã tăng vọt ở nhiều nước. Ở đây, tôi chỉ có thể vẽ các nước có hơn 1.000 ca nhiễm. Một số điểm đáng chú ý:

- Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Mỹ đều có số ca nhiễm nhiều hơn Ý khi nước này ra lệnh phong tỏa

- Có thêm 16 nước có số ca nhiễm ngay lúc này nhiều hơn số ca ở Hồ Bắc khi tỉnh này ra lệnh phong tỏa: Nhật Bản, Malaysia, Canada, Bồ Đào Nha, Úc, Séc, Brasil và Qatar cao hơn Hồ Bắc những vẫn dưới 1.000 ca. Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Áo, Bỉ, Hà Lan và Đan Mạch đều có hơn 1.000 ca.

Bạn có thấy điều gì lạ ở danh sách này không? Ngoài Trung Quốc và Iran là những nước phải chịu cơn dịch khủng khiếp và rất rõ ràng, cùng với Brasil và Malaysia, các nước còn lại trong danh sách đều là những nước giàu có nhất thế giới.

Bạn có cho rằng virus này đang nhắm vào những nước giàu có? Hay có lẽ các nước giàu thì sẽ có khả năng chẩn đoán được virus tốt hơn?

Khả năng các nước nghèo hơn không bị ảnh hưởng là rất thấp. Thời tiết nóng ẩm cũng không ngăn được dịch — nếu không Singapore, Malaysia hay Brasil đã không bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

Cách giải thích khả dĩ nhất đó là virus corona chậm tới các quốc gia này do họ ít giao thương hơn, hoặc nó đã xuất hiện nhưng các nước này không đủ tài lực để đầu tư vào việc kiểm dịch.

Dù sao đi chăng nữa, nếu cách giải thích này là đúng, nó có nghĩa là hầu hết các quốc gia đều sẽ không tránh được virus corona. Nó chỉ là vấn đề về thời gian trước khi bệnh dịch bùng nổ ở các nước này và khiến họ phải hành động.

Vậy các nước khác nhau sẽ phải đối phó ra sao?

2. Chúng ta có những lựa chọn 

Kể từ bài viết vào tuần trước, cuộc thảo luận đã thay đổi và nhiều quốc gia đã thực hiện nhiều biện pháp. Dưới đây là một vài ví dụ minh họa:

Các biện pháp ở Tây Ban Nha và Pháp

Ở phía bên này cán cân, chúng ta có Tây Ban Nha và Pháp. Đây là diễn tiến của những biện pháp do Tây Ban Nha thực hiện:

Vào thứ năm, ngày 12 tháng 3, Tổng thống Tây Ban Nha bác bỏ thông tin cho rằng chính phủ Tây Ban Nha đã đánh giá thấp nguy cơ về sức khỏe. Vào thứ sáu, họ tuyên bố tình trạng Khẩn cấp Quốc gia. Vào thứ bảy, các biện pháp được thực hiện bao gồm:

- Mọi người không được ra khỏi nhà trừ trường hợp thật cần thiết: đi chợ, đi làm, ra hiệu thuốc, ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm (phải chứng minh sự tối cần thiết)

- Cấm chỉ việc dẫn trẻ em đi dạo hoặc thăm viếng bạn bè và gia đình (ngoại trừ khi cần phải chăm sóc người khác, nhưng phải giữ vệ sinh và khoảng cách tiếp xúc)

- Đóng cửa mọi quán bar và nhà hàng. Chỉ được mua mang đi.

- Đóng cửa mọi hình thức giải trí: thể thao, điện ảnh, bảo tàng, tưởng niệm…

- Cấm khách khứa tại lễ cưới. Lễ tang không được có quá nhiều người tham dự.

- Giao thông vận tải vẫn hoạt động

Vào thứ hai, đóng cửa biên giới trên bộ.

Một số người cho rằng đây là các biện pháp tuyệt vời. Những người khác thì chán nản và thất vọng buộc phải làm theo. Sự khác biệt này sẽ được giải thích trong bài viết này.

Diễn tiến các biện pháp tại Pháp nói chung là tương tự, ngoại trừ họ làm chậm hơn, nhưng giờ lại cực đoan hơn. Ví dụ như tiền thuê nhà, tiền thuế và tiền điện nước đều được ngưng không phải đóng.

Các biện pháp tại Mỹ và Anh

Mỹ và Anh, cũng như một vài nước khác như Thụy Sỹ và Hà Lan, miễn cưỡng thực hiện một số biện pháp. Dưới đây là các hành động của Mỹ:

- Thứ 4 ngày 11 tháng 3: cấm các chuyến bay.

- Thứ 6: công bố tình trạng Khẩn cấp Quốc gia. Không có biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp nào

- Thứ 2: chính phủ khuyến cáo dân chúng tránh đến nhà hàng hoặc quán bar hay tham dự các sự kiện có hơn 10 người. Vẫn không có biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp nào được thực thi. Tất cả chỉ là khuyến cáo.

Nhiều tiểu bang và thành phố đang tự áp dụng các sáng kiến và bắt buộc thực thi các biện pháp nghiêm ngặt hơn.

Nước Anh cũng có loạt biện pháp tương tự: rất nhiều khuyến cáo, nhưng rất ít thực thi.

Hai nhóm này cho thấy hai cách tiếp cận trái ngược để chống virus corona: giảm thiểu và áp chế. Hãy tìm hiểu xem chúng có nghĩa là gì.

Lựa chọn 1: Không làm gì cả

Trước khi làm điều đó, hãy xem nếu không làm gì cả thì hậu quả đối với một nước, như Mỹ chẳng hạn, sẽ như thế nào:

3. 0_WGNt3isAs-qfBhAh

Hình 3: Số ca nhiễm và tử vong nếu Mỹ không làm gì. Đỏ: ca nhiễm. Xanh: Tổng số tử vong: > 10.000.000. Trục x: Ca tử vong đầu tiên. Đỉnh: 13.914.256 ca phải nhập viện. Từ trên xuống, từ trái qua: Biến số lây nhiễm, dữ liệu dân số, dân số (328.484.431), số ca nhiễm ban đầu (246), số tái tạo cơ bản (R0), chỉ số chỉ mức độ lây nhiễm: số lây nhiễm thứ cấp do một người nhiễm tạo ra (2,4), thời gian lây nhiễm, thời gian ủ bệnh (T_inc, 5,20 ngày). Thời gian bệnh nhân có lây cho người khác (T_inf, 2,9 ngày). Biến số dịch tễ, số liệu về bệnh, tỷ lệ tử vong (4%), thời gian từ khi kết thúc ủ bệnh cho đến khi tử vong (21, 3 ngày), thời gian phục hồi, thời gian nằm viện (10 ngày), thời gian phục hồi cho ca bệnh nhẹ (11,1 ngày), số liệu về chăm sóc, tỷ lệ nhập viện (14%), thời gian nằm viện (5 ngày). 

Bản tính dịch bệnh tuyệt vời này có thể giúp bạn hiểu điều gì sẽ xảy ra trong các giả định khác nhau. Tôi đã dán các yếu tố tác động chủ yếu đến hành vi của virus ở phía dưới biểu đồ. Để ý rằng số người bị nhiễm, màu hồng, đạt đỉnh ở mức hàng chục triệu. Phần lớn biến số được giữ như mặc định. Các thay đổi đáng kể gồm có R tăng từ 2,2 lên 2,4 (để khớp hơn với thông tin hiện có. Xem bên dưới bảng tính dịch bệnh), tỷ lệ tử vong (4% do hệ thống y tế sụp đổ. Xem chi tiết bên dưới hoặc trong bài viết trước), thời gian nằm viện (giảm từ 20 xuống 10 ngày) và tỷ lệ nhập viện (giảm từ 20% xuống 14% đối với các ca trở nặng hoặc nguy kịch. Ghi chú là WHO nêu ra con số 20%) dựa trên loạt nghiên cứu mới nhất mà chúng tôi có được. Để ý rằng sự thay đổi này cũng không làm thay đổi kết quả nhiều lắm. Con số có ảnh hưởng nhất là tỷ lệ tử vong.

Nếu chúng ta không làm gì cả: Tất cả mọi người sẽ bị nhiễm, hệ thống y tế sẽ bị quá tải, tỷ lệ tử vong tăng vọt, và khoảng 10 triệu người sẽ chết (cột xanh). Tính nhanh: khoảng 75% dân số bị nhiễm, tức khoảng 245 triệu người. Trong số đó, khoảng 4% chết, giống những gì đã xảy ra ở Hồ Bắc hay ở Iran và Ý hiện nay, vì hệ thống y tế bị quá tải. Đó là 10 triệu người. Con số đó gấp khoảng 25 lần số người Mỹ tử vong trong Thế chiến II.

Bạn có thể tự hỏi: “Nghe có vẻ hơi nhiều. Tôi thấy con số ở nơi khác thấp hơn nhiều!”

Vấn đề ở đây là gì? Bạn rất dễ rối với rất nhiều con số thế này. Nhưng chỉ có hai con số quan trọng nhất: Tỷ lệ người sẽ bị nhiễm virus và đổ bệnh, và tỷ lệ người trong số đó sẽ chết. Nếu chỉ có 25% đổ bệnh (vì những người khác bị nhiễm nhưng không có triệu chứng nên không bị tính là ca nhiễm), và tỷ lệ tử vong là 0,6% thay vì 4%, bạn sẽ thấy 500 ngàn người chết ở Hoa Kỳ. Vẫn khủng khiếp. Nhưng ít hơn 20 lần so với con số trước.

Tỷ lệ tử vong là cực kỳ quan trọng, do đó hãy hiểu thêm về nó. Điều gì khiến một người chết vì virus corona?

Chúng ta nên nghĩ về tỷ lệ tử vong như thế nào?

Dưới đây là cùng một đồ thị như ở trên, nhưng biểu thị số người nhập viện thay vì số người nhiễm bệnh và chết:

4. 0_r73He9k03EcIpUnq

Hình 4: Số bệnh nhân virus corona nhập viện so với khả năng của hệ thống y tế. Trục đỏ: Số giường Hồi sức tích cực (ICU), Khoảng cách giữa trục đáy và đường đứt đỏ này là khả năng của hệ thống y tế tính về số giường ICU. Cột rời: số bệnh nhân nhập viên. Dưới đường cong: bệnh nhân ICU. 

Diện tích màu xanh nhạt là số người cần phải nhập viện, và màu xanh đậm là những người cần phải đến Hồi sức tích cực (ICU). Bạn có thể thấy con số đạt đỉnh ở mức trên 3 triệu.

Giờ đây hãy so sánh với số giường ICU mà chúng ta có ở Mỹ (hiện tại là 50 ngàn, chúng ta có thể tăng số này lên gấp đôi nếu cần phải chuyển đổi các khu vực khác). Đó là đường đứt quãng màu đỏ.

Không, không có gì sai ở đây cả.

Đường đứt quãng màu đỏ là khả năng mà chúng ta hiện có nếu nói về số giường ICU. Tất cả những người ở phía trên đường thẳng này là những người bị nguy kịch nhưng không thể có được sự chăm sóc mà họ cần, và rất có thể sẽ chết.

Thay vì số giường bệnh ICU bạn có thể nhìn vào số máy thở, nhưng kết quả nói chung là giống vậy, vì hiện có dưới 100 ngàn máy thở ở Mỹ.

Tính đến hôm nay, ít nhất một bệnh viện ở Seattle đã không thể gắn máy thở cho bệnh nhân trên 65 tuổi do thiếu thiết bị và khiến cho khả năng chết của họ lên đến 90%.

Đây là lý do tại sao lại nhiều người đã chết như vậy ở Hồ Bắc và nhiều người cũng đang như vậy ở Ý và Iran. Tỷ lệ tử vong ở Hồ Bắc dường như tốt hơn ước đoán vì họ đã xây 2 bệnh viện chỉ trong vài ngày. Ý và Iran không thể làm giống vậy; rất ít, nếu không nói là không có nước nào có thể làm như vậy. Chúng ta sẽ chờ xem điều gì sẽ xảy ra tại những nơi đó.

Vậy tại sao tỷ lệ tử vong là gần 4%?

Nếu 5% số ca bệnh cần phải chăm sóc tích cực mà bạn không thể cung cấp nó, hầu hết những người này sẽ chết. Chỉ đơn giản là thế.

Tôi mong tình huống chỉ như thế, nhưng không hề.

Tổn thất ngoài dự kiến

Những con số này chỉ cho thấy số người chết vì virus corona. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ hệ thống y tế của bạn bị sụp đổ do bệnh nhân virus corona? Những người khác cũng sẽ chết do những bệnh tật khác.

Có 4 triệu ca phải cần ICU hàng năm tại Mỹ, và 500 ngàn (khoảng 13%) trong số đó tử vong. Nếu không có giường ICU, tỷ lệ đó rất có thể tăng đến gần 80%. Thậm chí nếu chỉ 50% chết, một dịch bệnh kéo dài một năm sẽ khiến con số 500 ngàn người chết tăng lên thành 2 triệu, do đó chúng ta đang cộng thêm 1,5 triệu người chết, chỉ vì những thiệt hại ngoài dự kiến.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị lên cơn đau tim mà xe cứu thương phải mất 50 phút mới tới thay vì 8 phút (vì có quá nhiều ca virus corona) và khi bạn tới được nơi cấp cứu, không còn chỗ trong ICU và không có bác sĩ nào rảnh? Bạn chết. 

Cách tính này cũng áp dụng được cho hầu hết quốc gia. Số giường ICU và máy thở và nhân viên y tế thường tương tự như Mỹ hoặc ít hơn như thế ở phần lớn nước trên thế giới. Virus corona lây lan không kiểm soát đồng nghĩa với việc hệ thống y tế sụp đổ, đồng nghĩa với sự chết chóc hàng loạt.

Virus corona lây lan không kiểm soát đồng nghĩa với việc hệ thống y tế sụp đổ, đồng nghĩa với sự chết chóc hàng loạt. 

Lựa chọn 2: Chiến lược giảm thiểu

Đến giờ, tôi hy vọng việc chúng ta nên có hành động gì đó đã là điều đương nhiên. Hai lựa chọn mà chúng ta có là giảm thiểu và áp chế.

Nếu cứ mặc cho virus corona lây lan, hệ thống chăm sóc y tế Hoa Kỳ sẽ sụp đổ, và số người chết sẽ là hàng triệu, có thể là hơn 10 triệu.

Giảm thiểu sẽ là: “Hiện nay ta không thể ngăn ngừa virus corona được, do đó hãy để nó tiến triển, còn ta cứ cố gắng giảm bớt chiều cao đỉnh dịch. Hãy cứ làm giãn đường cong một chút để khiến cho hệ thống chăm sóc y tế có thể kiểm soát được tốt hơn.”

Virus corona lây lan không kiểm soát đồng nghĩa với việc hệ thống y tế sụp đổ, đồng nghĩa với sự chết chóc hàng loạt.

5. 0_fAOTqGejIt42gmQr

Hình 5: Đỉnh của số người cần giường ICU tại Anh khi thực hiện các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp khác nhau. Cột y: số ca bệnh nguy kịch trên 100.000 người dân. Chú thích các đường cong bên phải từ trên xuống: Khả năng giường bệnh nguy kịch, Không làm gì cả, Cách ly ca nhiễm, Cách ly ca nhiễm và cách ly tại gia, Đóng cửa trường học, Cách ly ca nhiễm, cách ly tại gia, tăng khoảng cách giao tiếp đối với người trên 70 tuổi. 

Biểu đồ này được đăng trong một bài báo khoa học quan trọng của trường Đại học Hoàng gia Luân Đôn vào cuối tuần rồi. Dường như nó đã khiến cho các chính phủ Anh và Mỹ thay đổi cách hành động.

Nó rất giống với biểu đồ trước đó. Không hoàn toàn, nhưng tương đương về mặt ý tưởng. Ở đây, tình huống “Không làm gì cả” là đường cong màu đen. Các đường cong khác là những gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thực hiện các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp càng quyết liệt. Đường màu xanh là biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp cứng rắn nhất: cô lập những người nhiễm bệnh, cách ly những người có khả năng lây nhiễm, và tách biệt những người cao tuổi. Đường màu xanh này về mặt cơ bản chính là chiến lược chống virus corona hiện nay của Anh, mặc dù đến nay họ chỉ mới dừng ở mức khuyến cáo chứ chưa bắt buộc thực hiện.

Ở đây, một lần nữa, đường màu đỏ là khả năng của ICU, lần này là ở Anh. Lại một lần nữa, đường này rất gần đáy. Toàn bộ diện tích của đường cong ở phía trên đường màu đỏ đại diện cho số bệnh nhân virus corona mà phần lớn trong số sẽ chết vì thiếu giường bệnh ICU.

Không chỉ vậy, chỉ với việc làm giãn đường cong, hệ thống ICU sẽ sụp đổ trong nhiều tháng, làm tăng số người chết ngoài dự kiến.

Bạn nên cảm thấy sốc. Khi một chính trị gia nói với bạn: “Chúng ta sẽ thực hiện một số biện pháp giảm thiểu” thì thực ra cái họ đang nói là: “Chúng ta chắc chắn sẽ làm quá tải hệ thống y tế, khiến tỷ lệ tử vong tăng ít nhất là gấp 10 lần.”

Bạn có thể nghĩ như vậy là quá tồi tệ rồi. Nhưng chúng ta vẫn chưa xong. Vì một trong các giả định quan trọng nhất của chiến lược này là cái gọi là “Miễn nhiễm cộng đồng”.

Miễn nhiễm cộng đồng và biến thể virus

Ý tưởng là tất cả mọi người đều bị nhiễm rồi sau đó những người phục hồi sẽ được miễn nhiễm với virus. Đây là hạt nhân của chiến lược này: “Xem này, tôi biết nó sẽ khó khăn trong một lúc, nhưng khi chúng ta kết thúc và vài triệu người đã chết, những người sống sót trong chúng ta sẽ miễn nhiễm với nó, vì vậy virus này sẽ không còn lây lan và chúng ta sẽ nói lời vĩnh biệt với virus corona. Tốt nhất là chịu đau một lần để kết thúc mãi mãi, còn hay hơn biện pháp còn lại là phải tăng khoảng cách giao tiếp trong một năm rồi cũng phải chấp nhận nguy cơ trước sau gì cũng đạt đỉnh, có chăng là chậm hơn.”

Tuy vậy nó còn có một giả định khác: virus sẽ không thay đổi quá nhiều. Nếu nó không thay đổi nhiều, sẽ có nhiều người được miễn nhiễm, và đến thời điểm nào đó dịch bệnh sẽ lắng xuống.

Virus này có khả năng biến thể không? Nó đã có biến thể rồi.

Trung Quốc đã phát hiện thấy hai thể virus: thể S và thể L. Thể S tập trung ở Hồ Bắc và dễ chết người hơn, nhưng thể L mới chính là thể đã lây lan đi khắp thế giới, vì nó có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn.

Không chỉ vậy, virus này còn tiếp tục đột biến.

6. 0_Id1KZSGmJXsXZAqj

Hình 6: Các biến thể của virus corona. Đồ thị này cho thấy các biến thể khác nhau của virus. Bạn có thể từ các thể ban đầu có màu tím xuất phát từ Trung Quốc, sau đó chúng bắt đầu đột biến. Các thể ở châu Âu phần lớn là họ màu xanh lá và vàng, trong khi ở Mỹ là một họ khác màu đỏ. Khi thời gian càng trôi qua, càng nhiều thể kiểu này sẽ bắt đầu xuất hiện. 

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: các loại virus ARN như virus corona hoặc cúm đều có xu hướng đột biến nhanh hơn khoảng 100 lần so với loại virus ADN. Virus corona, giống như cúm, là một dạng virus RNA, do đó nó không ổn định và dễ đột biến hơn.

Không chỉ vậy, cách tốt nhất để virus này tạo ra biến thể là khi nó được trao cho hàng triệu cơ hội, mà đó chính là những gì mà chiến lược giảm thiểu sẽ tạo cơ hội cho nó: hàng trăm triệu người bị nhiễm bệnh.

Đó là lý do tại sao bạn phải tiêm vắc-xin cúm hàng năm. Vì có quá nhiều biến thể cúm, những biến thể mới liên tục được tạo ra, và một mũi tiêm ngừa cúm không thể bảo vệ bạn khỏi tất cả các biến thể.

Nói cách khác: chiến lược giảm thiểu không chỉ đặt ra giả thiết có hàng triệu người chết ở một nước như Mỹ hay Anh. Nó còn đánh cược với sự thật rằng virus sẽ không biến thể quá nhiều — điều mà chúng ta biết sẽ xảy ra. Và nó còn tạo cơ hội cho chúng biến thể. Do đó một khi chúng ta đã có hàng triệu người chết, chúng ta có thể phải chuẩn bị tinh thần để có thêm vài triệu người chết nữa — mỗi năm. Virus corona này có thể trở thành một thứ luôn gắn liền với cuộc sống chúng ta, giống như cúm, nhưng dễ chết hơn gấp nhiều lần. 

Cách tốt nhất để virus này tạo ra biến thể là khi nó được trao cho hàng triệu cơ hội, mà đó chính là những gì mà chiến lược giảm thiểu sẽ tạo cơ hội cho nó.

Cách tốt nhất để virus này tạo ra biến thể là khi nó được trao cho hàng triệu cơ hội, mà đó chính là những gì mà chiến lược giảm thiểu sẽ tạo cơ hội cho nó.Do đó nếu cả không làm gì cả lẫn giảm thiểu đều không hiệu quả, giải pháp nào còn lại? Nó gọi là áp chế.

Lựa chọn 3: Chiến lược áp chế

Chiến lược Giảm thiểu không cố gắng khoanh vùng dịch bệnh, chỉ là giãn đường cong ra một ít. Trong khi đó, Chiến lược Áp chế cố áp dụng các biện pháp nặng nề để nhanh chóng kiểm soát bệnh dịch. Cụ thể là:

- Làm mạnh ngay bây giờ. Ra lệnh tăng khoảng cách giao tiếp khắc nghiệt. Giữ điều này trong tầm kiểm soát.

- Sau đó, nới lỏng các biện pháp, để mọi người có thể dần dần có lại sự tự do và tiến tới tiếp tục cuộc sống xã hội và kinh tế bình thường.

Nó trông thế nào?

7. 0_HOJjnhlifTcNEJZo

Hình 7: Số ca nhiễm virus corona và tử vong theo Chiến lược Áp chế. Màu đỏ: để ý trục đã thay đổi: nó không phải chục triệu nữa, mà làm chục ngàn! Phía trên, từ trái sang phải: Can thiệp vào ngày 43, để giảm tỷ lệ lây nhiễm còn. Tất cả các tham số của mô hình đều được giữ nguyên, ngoại trừ có một biện pháp can thiệp vào khoảng thời gian ngay bây giờ để giảm mức độ lây lan xuống còn R=0.62, và bởi vì hệ thống y tế không sụp đổ, tỷ lệ tử vong sẽ xuống còn 0,6%. Tôi định “khoảng thời gian ngay bây giờ” là có khoảng gần 32.000 ca khi tiến hành biện pháp (gấp 3 số chính thức tính đến hôm nay, 19 tháng 3). Chú ý rằng số R được chọn không phải là quá nhạy cảm. Ví dụ như R là 0,98 sẽ có 15.000 ca tử vong. Cao hơn gấp 5 lần so với khi R là 0,62, nhưng vẫn ở mức chục ngàn người chết chứ không phải hàng triệu. Nó cũng không nhạy cảm với tỷ lệ tự vong: nếu nó là 0,7% thay vì 0,6%, số người chết tăng từ 15.000 lên 17.000. Chính sự kết hợp của R cao, tỷ lệ tử vong cao, và sự chậm trễ thực hiện biện pháp mới làm bùng nổ số tử vong. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp để làm giảm R ngay hôm nay. Tôi nói cho rõ, giá trị R0 nổi tiếng là giá trị R tại điểm khởi đầu (R tại thời điểm 0). Đó là tỷ lệ lây lan khi không có ai có khả năng miễn nhiễm và không có biện pháp nào để kiểm soát. R là tỷ lệ lây lan chung. 

Tại sao? Vì chúng ta không chỉ cắt được mức tăng trưởng lũy thừa. Chúng ta còn cắt được cả tỷ lệ tử vong vì hệ thống y tế không bị quá tải hoàn toàn. Ở đây, tôi dùng tỷ lệ tử vong là 0,9%, tầm khoảng con số chúng ta đang thấy vào lúc này ở Hàn Quốc, nơi thực hiện Chiến lược Áp chế hiệu quả nhất.

Theo chiến lược áp chế, sau khi kết thúc đợt đầu tiên, số người tử vong sẽ là hàng nghìn, chứ không còn là hàng triệu.

Nói như vậy nghe có vẻ như là điều đương nhiên phải làm không cần đắn đo. Mọi người cần phải theo Chiến lược Áp chế.

Vậy tại sao một số chính phủ lại do dự?

Họ lo sợ ba điều:

1. Đợt phong tỏa đầu tiên này có thể kéo dài vài tháng, điều này khiến nhiều người cảm thấy không chấp nhận được.

2. Một sự phong tỏa kéo dài nhiều tháng sẽ phá hủy nền kinh tế.

3. Nó thậm chí có thể không giải quyết được vấn đề, vì chúng ta cũng chỉ trì hoãn dịch bệnh mà thôi: về sau, một khi chúng ta nới lỏng các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp, hàng triệu người sẽ vẫn tiếp tục bị lây nhiễm rồi chết.

Dưới đây là cách nhóm ở Đại học Hoàng gia đã mô hình hóa sự áp chế. Các đường màu xanh lá và màu vàng là những kịch bản Áp chế khác nhau. Bạn có thể thấy nó nhìn không ổn: Chúng ta sẽ vẫn có đỉnh cực cao, vậy nhắc đến biện pháp này làm gì nữa?

8. 0__luhB8a9mOOMHD3r

Hình 8: Biện pháp áp chế theo Đại học Hoàng gia. Trục y: số ca bệnh nguy kịch trên 100.000 dân. Chú thích các đường cong từ trên xuống: Khả năng giường bệnh nguy kịch, Không làm gì cả, Cách ly ca nhiễm, cách ly tại gia và tăng khoảng cách giao tiếp nói chung, Đóng cửa trường học, cách ly ca nhiễm và tăng khoảng cách giao tiếp nói chung. 

Chúng ta sẽ phân tích câu hỏi này ngay sau đây, nhưng trước đó cần phải nhắc đến những thứ quan trọng hơn.

Biểu đồ này hoàn toàn trật lất.

Biểu diễn như thế này, đặt hai lựa chọn Giảm thiểu và Áp chế kế nhau, trông không hấp dẫn lắm. Hoặc là có nhiều người chết trong thời gian sắp tới và chúng ta không làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, hoặc chúng ta làm ảnh thưởng đến nền kinh tế ngay bây giờ, chỉ trì hoãn cái chết.

Điều này bỏ qua giá trị của thời gian.

3. Giá trị của thời gian

Trong bài viết trước, chúng ta đã giải thích giá trị của thời gian trong việc cứu mạng người. Cứ mỗi ngày, mỗi giờ chúng ta chờ đợi không thực hiện biện pháp, mối đe dọa lũy tiến này sẽ tiếp tục lây lan. Chúng ta đã thấy chỉ một ngày thôi đã có thể giảm 40% tổng số ca nhiễm và số người chết còn giảm hơn thế.

Nhưng thời gian còn quý giá hơn như vậy.

Chúng ta sắp phải đối phó với làn sóng áp lực lớn nhất lên hệ thống y tế từ trước tới nay. Chúng ta hoàn toàn thiếu sự chuẩn bị, đối diện với kẻ thù mà chúng ta không rõ. Đây không phải là một vị thế tốt trong một cuộc chiến.

Nếu bạn sắp phải đối mặt với một kẻ địch hung hãn nhất nhưng bạn lại biết rất ít về nó, và bạn có hai sự lựa chọn: Hoặc là bạn tấn công trực diện, hoặc bạn chạy trốn để câu thêm thời gian để chuẩn bị. Bạn sẽ chọn cái nào?

Nếu bạn sắp phải đối mặt với một kẻ địch hung hãn nhất nhưng bạn lại biết rất ít về nó, và bạn có hai sự lựa chọn: Hoặc là bạn tấn công trực diện, hoặc bạn chạy trốn để câu thêm thời gian để chuẩn bị. Bạn sẽ chọn cái nào? 

Đây là thứ chúng ta cần làm ngay hôm nay. Thế giới đã thức tỉnh. Mỗi ngày chúng ta trì hoãn được virus corona, chúng ta sẽ có được sự chuẩn bị tốt hơn. Phần tiếp theo sẽ nói chi tiết những gì mà thời gian có thể đem lại cho chúng ta:

Giảm số ca nhiễm

Với sự áp chế hiệu quả, con số ca bệnh thực sự sẽ giảm lập tức chỉ sau một đêm, như chúng ta đã thấy ở Hồ Bắc vào tuần trước.

9. 0_SOWV9kO372oZBJdi

Hình 9: Chiến lược áp chế ở Hồ Bắc. Source: Tomas Pueyo analysis over chart and data from the Journal of the American Medical Association. 

Đến hôm nay, không còn có ca nhiễm virus corona mới nào trong toàn bộ khu vực Hồ Bắc với 60 triệu dân.

Con số chẩn đoán dương tính sẽ vẫn tăng tên trong vài tuần, nhưng rồi sẽ đi xuống. Với số ca ít hơn, tỷ lệ tử vong cũng sẽ giảm xuống. Và số người chết ngoài dự tính cũng sẽ giảm: sẽ có ít người chết vì lý do không phải corona vì hệ thống y tế bị quá tải hơn.

Áp chế sẽ giúp chúng ta:

Có tổng số ca nhiễm virus corona ít hơn

Lập tức giảm tải cho hệ thống y tế và những người đang vận hành nó

Giảm tỷ lệ tử vong

Giảm số tử vong ngoài dự tính

Có cơ hội cho những nhân viên y tế bị lây nhiễm và cách ly sớm khỏe hơn và trở lại làm việc. Tại Ý, các nhân viên y tế chiếm 8% tổng số lây nhiễm.

Hiểu được vấn đề thực sự: Xét nghiệm và Truy dấu

Hiện tại, Anh và Mỹ không hề biết số ca nhiễm thực sự. Chúng ta không biết có thực sự bao nhiêu ca nhiễm. Chúng ta chỉ biết là con số chính thức là không đúng, và con số thực là hàng chục ngàn ca. Điều này xảy ra vì chúng ta không xét nghiệm, và chúng ta không truy dấu. 

Trong vài tuần nữa, chúng ta có thể cải thiện tình hình xét nghiệm, và bắt đầu có thể xét nghiệm cho tất cả mọi người. Với thông tin đó, chúng ta rốt cuộc sẽ biết mức độ thật sự của vấn đề, biết chúng ta cần làm mạnh ở đâu, biết khu dân cư nào là an toàn để gia giảm mức phong tỏa.

Các phương pháp xét nghiệm mới có thể tăng nhanh thời gian xét nghiệm và giảm giá thành đáng kể.

Chúng ta có thể thiết lập hệ thống truy dấu giống như Trung Quốc và các nước Đông Á đang làm, khi đó chúng ta có thể xác định được tất cả những người đã tiếp xúc với người bệnh, và có thể cách ly họ. Điều này sẽ cho chúng ta rất nhiều thông tin để có thể gia giảm các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp về sau: nếu chúng ta biết virus đang ở đâu, chúng ta có thể chỉ cần nhắm vào những nơi này. Nó không có gì quá phức tạp: nó là những cách cơ bản mà các nước Đông Á đã thực hiện để kiểm soát dịch bệnh mà không cần phải theo đuổi các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp kinh khủng như ở các nước khác.

Các biện pháp trong mục này (xét nghiệm và truy dấu) chỉ riêng nó đã chặn được sự phát triển của virus corona ở Hàn Quốc và kiểm soát được dịch bệnh, mà không cần phải áp dụng các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp khắc nghiệt.

Tăng cường khả năng

Mỹ (và có thể cả Anh) đang chuẩn bị ra chiến trường mà không có giáp trụ.

Chúng chỉ có đủ khẩu trang trong 2 tuần, một ít thiết bị bảo vệ cá nhân (“PPE”), không đủ máy thở, không đủ giường ICU, không đủ ECMO (máy tạo oxy máu)… Đó là lý do tại sao tỷ lệ tử vong lại cao như vậy trong một chiến lược giảm thiểu.

Nhưng nếu chúng ta có đủ thời gian, chúng ta có thể làm cho mọi thứ biến chuyển:

Chúng ta có thêm thời gian để mua tất cả các thiết bị cần thiết cho một đợt dịch mới

Chúng ta có thể nhanh chóng tăng số lượng khẩu trang, PPE, máy thở, ECMO, và các thiết bị cấp cứu khác để giảm tỷ lệ tử vong.

Nói theo cách khác: chúng ta không cần nhiều năm để kiếm đủ giáp trụ, chúng ta chỉ cần vài tuần. Hãy làm tất cả mọi thứ có thể để tăng cường khả năng sản xuất ngay bây giờ. Các nước đã cơ động. Mọi người đang thể hiện tính sáng tạo, như dùng máy in 3 chiều để tạo ra các bộ phận của máy thở. Chúng ta có thể làm được. Chúng ta chỉ cần thêm thời gian. Bạn có thể chờ thêm vài tuần để kiếm thêm giáp trụ trước khi phải đối mặt với kẻ thù có thể đánh bại không?

Đây không phải là thứ duy nhất chúng ta cần bổ sung. Chúng ta sẽ cần thêm nhiều nhân viên y tế càng sớm càng tốt. Chúng ta có họ từ đâu? Chúng ta cần đào tạo nhiều người làm những công việc nguy hiểm mà các y tá phải làm hàng ngày, và chúng ta cần phải đưa những nhân viên y tế đã về hưu trở lại. Nhiều nước đã bắt đầu, nhưng nó cần thời gian. Chúng ta có thể làm điều này trong vài tuần, nhưng không phải khi mọi thứ đã sụp đổ.

Giảm sự lây nhiễm trong dân

Xã hội đang sợ hãi. Virus corona còn rất mới. Có quá nhiều thứ chúng ta chưa biết làm thế nào! Mọi người chưa từng được dạy không được bắt tay. Họ vẫn ôm nhau. Họ không mở cửa bằng cùi chỏ. Họ không rửa tay sau khi đụng vào nắm đấm cửa. Họ không vệ sinh bàn ghế trước khi ngồi.

Khi chúng ta có đủ khẩu trang, chúng ta có thể dùng chúng cả ở bên ngoài hệ thống y tế. Hiện nay, mọi người không nên đeo khẩu trang vì chúng rất hiếm và các nhân viên y tế cần chúng hơn. Nhưng nếu chúng không hiếm, mọi người có thể mang chúng hàng ngày, khiến giảm bớt nguy cơ lây lan cho người khác nếu họ có bệnh, và khi được hướng dẫn cách sử dụng còn có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho người đeo.

Tất cả những thứ này là những cách ít tốn tiền để giảm tỷ lệ lây lan. Số người bị lây nhiễm càng ít, chúng ta sẽ cần ít biện pháp hơn trong tương lai để kiểm soát nó. Nhưng chúng ta cần thời gian để giáo dục mọi người về tất cả những biện pháp này và trang bị cho họ.

Hiểu về virus

Chúng ta biết rất rất ít về virus. Nhưng cứ mỗi tuần, lại có hàng trăm bài báo khoa học ra đời.

10. 0_r-Oa8GUyVWqaUXyK

Hình 10: Tốc độ nghiên cứu về virus corona. Cột y: số nghiên cứu. Cột phải: in trước (chưa được kiểm định chéo), in trong tạp chí 

Thế giới cuối cùng cũng đã thống nhất chống lại một kẻ thù chung. Các nhà nghiên cứu khắp địa cầu đang đồng loạt tiến hành các nghiên cứu để hiểu rõ hơn về virus này.

Cách virus lan truyền thế nào? Làm thế nào để làm chậm sự lây nhiễm? Tỷ lệ người nhiễm không có triệu chứng là bao nhiêu? Họ có lây nhiễm không? Ở mức độ nào? Cách chữa trị tốt là gì? Virus tồn tại trong bao lâu? Trên bề mặt gì? Các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp khác nhau có ảnh hưởng thế nào đến tỷ lệ lây lan? Chi phí của chúng như thế nào? Các kinh nghiệm tốt khi truy dấu là gì? Xét nghiệm của chúng ta có độ tin cậy là bao nhiêu?

Câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi này sẽ giúp cách hành động của chúng đúng mục tiêu trong khi có thể làm giảm thiệt hại về kinh tế và xã hội. Và chúng có thể xuất hiện trong vài tuần, chứ không phải nhiều năm.

Tìm cách chữa trị

Không chỉ vậy, nếu chúng ta tìm thấy một cách chữa trị trong vài tuần tới thì sao? Bất cứ ngày nào mà chúng ta kéo dài được sẽ giúp chúng ta tiến gần đến nó. Hiện tại, đã có một số ứng viên, như Favipiravir hay Chloroquine. Nếu nhỡ trong hai tháng tới chúng ta khám phá ra cách chữa trị virus corona. Chúng ta sẽ trông ngớ ngẩn thế nào nếu chúng ta đã có hàng triệu người chết vì theo chiến lược giảm thiểu?

Hiểu được lợi-hại

Tất cả các yếu tố trên có thể giúp chúng ta cứu được hàng triệu mạng sống. Đó có lẽ đã đủ. Tuy vậy, các chính trị gia không chỉ nghĩ về mạng sống của những người đã bị nhiễm. Họ phải nghĩ về toàn bộ dân chúng, và sự ảnh hưởng nặng nề của các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp lên những người khác.

Hiện tại chúng ta không biết các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp khác nhau sẽ giảm được sự lây lan như thế nào. Chúng ta cũng không rõ tổn hại về kinh tế và xã hội sẽ là bao nhiêu.

Chẳng phải sẽ khó quyết định được chúng ta cần thực hiện biện pháp nào về lâu về dài nếu chúng ta không biết được mặt lợi và mặt hại của nó?

Một vài tuần sẽ cho chúng ta đủ thời gian để bắt đầu nghiên cứu chúng, hiểu chúng, ưu tiên chúng, và quyết định sẽ theo cái nào.

Càng ít ca bệnh, chúng ta càng hiểu rõ vấn đề, sản xuất thiết bị, hiểu rõ virus, hiểu rõ lợi hại của các biện pháp khác nhau, giáo dục cho công chúng hơn… Đây là những công cụ cốt yếu để chống lại virus, và chúng ta cần vài tuần để thực hiện những điều đó. Liệu chúng ta có dại khi đi theo một chiến lược mà thay vào đó sẽ khiến chúng ta lao vào miệng kẻ thù, khi thiếu sự chuẩn bị?

4. Kiên quyết và Uyển chuyển

Giờ đây chúng ta đã biết Chiến lược Giảm thiểu có thể là một lựa chọn tồi tệ, và rằng Chiến lược Áp chế có những lợi điểm về mặt ngắn hạn.

Nhưng mọi người có quyền lo lắng về chiến lược này:

  • Chúng sẽ kéo dài bao lâu?
  • Nó đắt đỏ đến mức nào?
  • Liệu sẽ có đỉnh thứ hai cũng cao như khi chúng ta không làm gì?

Ở đây, chúng ta sẽ phân tích một Chiến lược Áp chế thực sự sẽ ra sao. Chúng ta có thể gọi nó là Kiên quyết và Uyển chuyển.

Kiên quyết

Đầu tiên, bạn phải hành động nhanh chóng và quyết liệt. Vì tất cả các lý do mà chúng ta đã phân tích ở trên, với sự quý giá về thời gian, chúng ta muốn dập tắt virus càng sớm càng tốt.

11. 0_bOUQbJ_mFLkx7alI

Hình 11: Áp chế so với Giảm thiểu so với Không làm gì — giai đoạn sớm. Chú thích: Màu đen: không làm gì, màu đỏ: giảm thiểu, màu xanh lá cây: áp chế

Một trong những câu hỏi quan trọng nhất là: Nó sẽ kéo dài bao lâu?

Ai cũng lo sợ sẽ bị nhốt trong nhà trong nhiều tháng liền, đi kèm với nó là khủng hoảng kinh tế và đổ vỡ về tinh thần. Ý tưởng này, thật không may, đã được trình bày không chính xác trong bài báo nổi tiếng của Đại học Hoàng gia:

HINH 8. 0_JvZN2iaMziOMD3sy

 Hình 8: Biện pháp áp chế theo Đại học Hoàng gia

Bạn còn nhớ biểu đồ này không? Khung màu xanh nhạt là giai đoạn mà bài báo gọi là Kiên quyết, thời điểm áp chế đầu tiên bao gồm biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp chặt chẽ.

Nếu bạn là một chính trị gia và bạn nhìn thấy một lựa chọn là giết hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu người với chiến lược giảm thiểu và cái còn lại là ngưng nền kinh tế trong năm tháng trước khi trải qua cùng một cao điểm ca nhiễm và chết một lần nữa, nó có vẻ không phải là một lựa chọn hấp dẫn.

Nhưng nó không nhất thiết phải như vậy. Bài báo này, với tầm ảnh hưởng đến chính sách ngày nay, đã bị lên án kịch liệt vì một sai lầm cơ bản: Họ bỏ qua việc truy dấu những người tiếp xúc (là nòng cốt của chính sách ở Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc Singapore cùng với một số quốc gia khác) hoặc hạn chế đi lại (tối quan trọng ở Trung Quốc), bỏ qua tầm ảnh thưởng của đám đông lớn…

Thời gian cần thiết của Kiên quyết là vài tuần, chứ không phải vài tháng.

12. 0_ulufETppqwB7P1eM

Hình 12: Các ca nhiễm ở Vũ Hán và diễn tiến dịch bệnh. Chú thích bên trong từ trái sang phải: Phong tỏa, “Cảnh báo về Việc tiếp tục sản xuất trong trật tự”, Hiệu ứng về số thống kê. Họ đổi định nghĩa chẩn đoán. Hoàn toàn kiểm soát được. Chỉ 1 ca nhiễm mới. 

Đồ thị này cho thấy số ca nhiễm mới tại toàn bộ vùng Hồ Bắc (60 triệu dân) hàng ngày từ ngày 23 tháng 1. Trong vòng 2 tuần, quốc gia này đã bắt đầu trở lại làm việc. Trong vòng khoảng 5 tuần nó hoàn toàn được kiểm soát. Và trong vòng 7 tuần số ca chẩn đoán mới chỉ là một đốm nhỏ. Hãy nhớ rằng đây là khu vực tồi tệ nhất tại Trung Quốc.

Hãy nhớ lần nữa đây là những thanh màu cam. Thanh màu xám, các ca thực sự, đã giảm xuống từ rất sớm trước đó.

Các biện pháp họ thực hiện rất tương đồng với các biện pháp đang thực hiện tại Ý, Tây Ban Nha hoặc Pháp: cách ly, phong tỏa, mọi người phải ở nhà trừ khi khẩn cấp hoặc phải mua thực phẩm, truy dấu người tiếp xúc, xét nghiệm, thêm giường bệnh, cấm đi du lịch…

Chúng ta có thể ở nhà trong vài tuần để giúp cho hàng triệu người không chết không? Tôi nghĩ chúng ta có thể. Tuy vậy nó phụ thuộc vào điều gì sẽ xảy ra.

Uyển chuyển

Nếu bạn kiên quyết với virus corona, chỉ trong vài tuần bạn đã kiểm soát và giờ bạn đã bình tĩnh hơn để giải quyết nó. Giờ là nỗ lực lâu dài nhằm kiểm soát virus này cho đến khi có vắc-xin.

13. 0_xgjP7tHbxdFUKKcQ

Hình 13: Áp chế so với Giảm thiểu so với Không làm gì — từ sớm. Chú thích bên trong: Màu đen: không làm gì, Màu đỏ: giảm thiểu, Màu xanh: Kiên quyết, học hỏi, cắt sự phát triển của virus, hiểu số ca thực sự, tuyển nhân viên, cải thiện chữa trị, xét nghiệm và truy dấu đúng đắn, xả bớt áp lực cho hệ thống y tế, xây dựng khả năng và sản xuất của y tế, hiểu được lợi-hại của các biện pháp; Uyển chuyển, giữ R dưới 1, xét nghiệm đúng, truy dấu tiếp xúc, cách ly, cô lập, giáo dục cộng đồng về vệ sinh và tăng khoảng cách giao tiếp, cấp tụ tập đông người, phần lớn hạn chế được dỡ bỏ, gia tăng biện pháp nếu cần, áp dụng các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp nào có tỷ lệ lợi trên hại cao nhất 

Đây có lẽ là sai lầm lớn nhất, quan trọng nhất mà mọi người mắc phải khi nghĩ về giai đoạn này: họ nghĩ rằng họ sẽ bị nhốt trong nhà trong nhiều tháng. Hoàn toàn không phải vậy. Trên thực tế, rất có thể cuộc sống của bạn sẽ sớm trở lại gần như bình thường.

Uyển chuyển tại những nước thành công

Làm thế nào mà Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản có nhiều ca bệnh trong thời gian dài, trong trường hợp Hàn Quốc là đến hàng ngàn ca, vậy mà họ vẫn không bị nhốt trong nhà? 

Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hàn Quốc giải thích cách quốc gia của bà đã làm. Nó rất đơn giản: xét nghiệm hiệu quả, cấm đi lại, cách ly hiệu quả và cô lập hiệu quả.

Bạn muốn đoán các biện pháp của họ? Giống như ở Hàn Quốc. Trong trường hợp của họ, họ bổ sung bằng các gói trợ giúp kinh tế cho những ai đang được cách ly, bị cấm di chuyển hoặc bị trễ chuyến.

Có quá trễ cho các nước khác không? Không. Với việc áp dụng Kiên quyết, bạn đang có một cơ hội mới để làm đúng.

Nhưng nếu như tất cả các biện pháp đều không đủ?

Uyển chuyển với số R

Tôi gọi khoảng thời gian nhiều tháng giữa Kiên quyết và có vắc-xin là Uyển chuyển vì nó sẽ không phải là một giai đoạn mà các biện pháp lúc nào cũng khó khăn giống nhau. Một số khu vực sẽ chứng kiến sự lây lan một lần nữa, những nơi khác sẽ không xuất hiện trong thời gian dài. Tùy thuộc vào cách phát triển của các ca nhiễm, chúng ta sẽ cần phải thắt chặt các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp hoặc chúng ta sẽ có thể nới lỏng chúng. Đó là sự Uyển chuyển với số R: sự uyển chuyển giữa lấy lại cuộc sống bình thường của chúng ta và sự lây lan của bệnh dịch, giữa kinh tế và sức khỏe.

Làm thế nào uyển chuyển sẽ cho lại hiệu quả?

Tất cả đều xoay quanh số R. Nếu bạn còn nhớ, nó là tỷ lệ lây lan. Thời gian đầu trong một nước bình thường, không chuẩn bị, nó là khoảng từ 2 đến 3: Trong một vài tuần khi có người bị nhiễm, trung bình họ lây cho từ 2 đến 3 người.

Nếu R lớn hơn 1, số lây nhiễm tăng theo cấp lũy thừa thành một dịch bệnh. Nếu nhỏ hơn 1, nó sẽ chết dần.

Trong thời gian Kiên quyết, mục tiêu là làm cho R đạt gần bằng 0, càng nhanh càng tốt, để dập tắt dịch bệnh. Ở Vũ Hán, người ta tính R ban đầu là 3,9, và sau khi phong tỏa và cách ly tập trung, nó giảm xuống còn 0,32.

Nhưng một khi bạn chuyển sang giai đoạn Uyển chuyển, bạn không cần phải làm điều đó nữa. Bạn chỉ cần số R nằm dưới 1. Và bạn có thể làm điều này chỉ bằng vài biện pháp đơn giản.

14. 0_ilcLc_ddTpS6oysl

Hình 14: Tỷ lệ lây lan trong các giai đoạn của virus corona. Bên trái: Không triệu chứng (30%), Nhẹ/Trung bình (56%), Nặng (10%), Nguy kịch (4%). Màu xanh nước biển: Không có triệu chứng. Cam nhạt: Có triệu chứng (nhẹ/trung bình). Xanh lá cây: Phục hồi. Cam đậm: Nhập viện. Đỏ: dùng máy thở/ICU. Đen: Tử vong. Hình dưới: số ca lây/ngày. Diện tích này = 2,5 số ca lây. Dữ liệu chi tiết, nguồn dẫn và giả định có ở đây 

Đây là một con số xấp xỉ của các loại bệnh nhân khác nhau phân chia theo cách phản ứng với virus, cũng như khả năng lây nhiễm của họ. Không ai biết biểu đồ này thực sự ra sao, nhưng chúng ta đã thu thập dữ liệu từ các bài báo khác nhau để xấp xỉ hình thù của nó.

Mỗi ngày sau khi nhiễm virus, mọi người đều có khả năng lây cho người khác. Cộng dồn lại, toàn bộ ngày này sẽ lây sang cho 2,5 người, trên trung bình.

Người ta tin rằng có một số sự lây nhiễm xảy ra trong giai đoạn “chưa có triệu chứng”. Sau đó, khi triệu chứng tăng lên, thường người ta sẽ đến bác sĩ, được chẩn đoán, và sự lây lan của họ chấm dứt.

Ví dụ, trong giai đoạn đầu bạn đang mang virus nhưng không biểu hiện triệu chứng, do đó bạn hành xử như bình thường. Khi bạn nói chuyện với người khác, bạn lan truyền virus. Khi bạn đụng vào mũi và rồi đụng vào nắm đấm cửa, người tiếp theo mở cửa và chạm vào mũi của họ sẽ bị nhiễm.

Virus trong bạn càng phát triển thì bạn càng dễ lây. Sau đó, khi bạn xuất hiện triệu chứng, bạn có thể từ từ ngưng đi làm, nằm nhà, đeo khẩu trang, hoặc bắt đầu đi khám bác sĩ. Triệu chứng càng nặng thì bạn càng sẽ cách ly mình, làm giảm nguy cơ lây lan virus.

Khi bạn được nhập viện, thậm chí là bạn rất dễ lây cho người khác thì bạn cũng khó mà lây cho ai được vì bạn đã bị cô lập.

Đây là nơi bạn thấy tầm ảnh hưởng to lớn của các chính sách như ở Singapore hay Hàn Quốc:

Nếu mọi người được xét nghiệm hàng loạt, họ sẽ được xác định thậm chí trước khi xuất hiện triệu chứng. Được cách ly, họ không thể lây cho ai.

Nếu mọi người được huấn luyện để phát hiện ra triệu chứng từ sớm, họ sẽ giảm số ngày mệt mỏi, và do đó cả sự lây lan của chính họ

Nếu mọi người được cô lập ngay khi họ có triệu chứng, sự lây nhiễm trong giai đoạn màu cam cũng biến mất.

Nếu mọi người được dạy về giữ khoảng cách cá nhân, đeo khẩu trang hoặc khử trùng mọi nơi, họ sẽ ít lây lan virus trong toàn bộ quá trình hơn.

Chỉ khi tất cả điều này thất bại thì chúng ta mới cần những biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp nặng nề hơn.

Tỷ số sinh lời của Tăng khoảng cách giao tiếpNếu với tất cả các biện pháp này mà chúng ta vẫn cứ có R trên 1, chúng ta cần giảm số người trung bình mà một người gặp gỡ.

Có một số cách rẻ tiền để làm điều đó, như cấm các sự kiện có nhiều hơn một số người nhất định (như, 50, 500), hoặc yêu cầu mọi người làm việc ở nhà khi họ có thể.

Các biện pháp khác thì đắt tiền hơn rất rất nhiều lần, như đóng cửa trường học, yêu cầu mọi người ở trong nhà, hoặc đóng cửa quán bar và nhà hàng.

15. 0_9loT_-HiFEhvfN-g

Hình 15: Tiến tới R = 1 

Biểu đồ này được xây dựng vì hiện nó không tồn tại. Chưa có ai nghiên cứu đủ nhiều về vấn đề này hoặc tổng hợp các biện pháp theo cách mà chúng ta có thể so sánh chúng.

Thật không may, vì nó là một biểu đồ quan trọng bậc nhất mà các chính trị gia cần để ra quyết định. Nó mô tả những gì thực sự diễn ra trong đầu họ.

Trong giai đoạn Kiên quyết, ta sẽ muốn nó càng thấp càng tốt trong mức vẫn chịu đựng được. Ở Hồ Bắc, họ làm nó xuống thấp tới 0,32. Chúng ta không nhất thiết phải có con số này: có lẽ chỉ cần 0,5 hoặc 0,6.

Nhưng trong giai đoạn Uyển chuyển với R, chúng ta muốn chúng lên xuống càng gần 1 càng tốt, và nằm dưới 1 trong dài hạn.

Điều đó có nghĩa là, dù các nhà lãnh đạo có nhận ra hay không, những gì họ làm là:

·      Liệt kê toàn bộ các biện pháp họ có thể để giảm R

·      Hiểu được lợi ích khi áp dụng chúng: giảm được R

·      Hiểu được cái hại của chúng: cái giá của kinh tế và xã hội.

·      Xếp hạng bằng cách chồng các giải pháp lên dựa trên hiệu số lợi-hại

·      Chọn cái nào cho ra độ giảm R lớn nhất cho tới 1, với chi phí ít nhất.

16. 0_mcBtr-eThoDl21UW

Hình 16: Làm cách nào để Uyển chuyển với R 

Đây chỉ là ví dụ minh họa. Mọi dữ liệu đều là giả định. Tuy nhiên, dữ liệu hiện không tồn tại. Nó cần phải có.

Thoạt đầu, sự tự tin của họ về những con số này sẽ thấp. Nhưng nó vẫn là cách họ suy nghĩ — và nên suy nghĩ về nó.

Những gì họ cần làm là hiện thực quá trình: Hiểu được đây là một trò chơi với con số mà trong đó chúng ta cần phải học càng nhanh càng tốt rằng chúng ta đang ở đâu với con số R, tầm ảnh hưởng của mọi biện pháp giảm thiểu R, và chi phí xã hội và kinh tế của nó.

Chỉ khi đó chúng ta mới có thể có được quyết định hợp lý về biện pháp nào nên được thực hiện.

Kết luận: Hãy kéo dài thời gian

Virus corona vẫn đang lây lan gần như khắp nơi. 152 nước có ca bệnh. Thời gian đang không ủng hộ chúng ta. Nhưng chúng ta không cần nó: có một cách rõ ràng để chúng ta nghĩ về nó.

Một số nước, đặc biệt là những nước chưa bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus corona, có thể đang tự hỏi: Nó có xảy đến với mình không? Trả lời: Có thể nó đã đến rồi. Bạn chỉ chưa nhận thấy mà thôi. Khi nó thực sự đánh vào, hệ thống y tế của bạn sẽ còn tệ hơn những nước giàu nơi hệ thống đã mạnh sẵn. An toàn là trên hết, bạn nên xem xét hành động ngay bây giờ.

Đối với những nước nơi virus corona đã hiện diện, các lựa chọn đã rõ.

Ở một phía, các nước có thể đi theo con đường giảm thiểu: tạo ra một dịch bệnh khổng lồ, làm quá tải hệ thống y tế, dẫn đến cái chết của hàng triệu người, và tạo ra những biến thể mới của virus.

Ở bên còn lại, các nước thể chiến đấu. Họ có thể phong tỏa trong vài tuần để câu thêm thời gian, tạo ra một kế hoạch hành động có tính toán, và kiểm soát virus này cho đến khi có vắc-xin.

Các chính phủ khắp thế giới ngày nay, bao gồm những nước như Mỹ, Anh, Thụy Sỹ hay Hà Lan đến nay đã chọn con đường giảm thiểu.

Điều đó có nghĩa họ đang đầu hàng mà không hề chiến đấu. Họ nhìn thấy các nước khác đấu tranh thành công với nó, nhưng họ nói: “Chúng ta không thể làm điều đó!”

Nếu Churchill cũng nói như vậy thì sao? “Đức Quốc xã đã có mặt khắp nơi ở châu Âu. Chúng ta không thể đánh lại họ. Hãy cứ đầu hàng thôi.” Đây là những gì mà nhiều chính phủ khắp thế giới hiện nay đang làm. Họ không cho bạn cơ hội để chiến đấu với nó. Bạn phải đòi hỏi nó.

Hãy chia sẻ

Thật không may, hàng triệu mạng sống vẫn trong vòng nguy hiểm. Hãy chia sẻ bài viết này — hoặc một bài viết tương tự — nếu bạn nghĩ rằng nó có thể thay đổi ý kiến của mọi người. Những nhà lãnh đạo cần hiểu điều này để lật ngược một thảm họa. Thời điểm hành động là đây.

(Lời tác giả - pv):

Bài viết này là nỗ lực phi thường của một nhóm các công dân bình thường làm việc liên tục để tìm các nghiên cứu phù hợp để viết thành một bài, với hy vọng nó sẽ giúp người khác xử lý toàn bộ thông tin ngoài kia về virus corona.

Gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Pierre Djian, Jorge Peñalva, John Hsu, Genevieve Gee, Elena Baillie, Chris Martinez, Yasemin Denari, Christine Gibson, Matt Bell, Dan Walsh, Jessica Thompson, Karim Ravji, Mike Kidd, Nils Barth, Josephine Gavignet, và Aishwarya Khanduja. Đây là một nỗ lực của cả nhóm.

Cũng xin cảm ơn Berin Szoka, Shishir Mehrotra, QVentus, Illumina, Josephine Gavignet, Mike Kidd, và Nils Barth vì những lời khuyên. Cảm ơn công ty của tôi, Course Hero, vì đã cho tôi thời gian và sự tự do để tập trung về chủ đề này.

Tân Trần

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.