SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Luật sư của Ngô Thanh Vân nêu lý do 'làm đến cùng' vụ livestream 'Cô ba Sài Gòn'

16:39, 16/11/2017
(SHTT) - Đại diên pháp lý cho nhà sản xuất phim "Cô Ba Sài Gòn" nói: Ngoài nỗ lực bảo vệ quyền tác giả thì việc nâng cao ý thức người dân về vấn đề tôn trọng quyền tác giả mới là quan trọng nhất.
cong-an-vao-cuoc-vu-phim-co-ba-sai-gon-bi-livestream-trai-phep
Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân làm việc với Công an Bà Rịa - Vũng Tàu về việc 'Cô Ba Sài Gòn" bị livestream trên Facebook.

Quan điểm của Luật sư Phan Vũ Tuấn, Trưởng Văn phòng Luật sư Phan Law, đơn vị đại diên pháp lý cho nhà sản xuất phim "Cô Ba Sài Gòn" gửi toà soạn:

Người livestream bộ phim này trên Facebook đã xâm phạm hai quyền tài sản độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả.

Đây không phải là lần đầu mà câu chuyện livestream xâm phạm quyền tác giả được đưa ra để trao đổi. Trước “Cô Ba Sài Gòn” của NSX Ngô Thanh Vân, cũng đã có rất nhiều bộ phim bị livestream ngay trong những suất chiếu rạp đầu tiên. Sự phát triển quá mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là với các phần mềm, ứng dụng live broadcast (truyền hình trực tuyến), càng tạo điều kiện dễ dàng cho việc vi phạm quyền tác giả.

Điều đáng nói là việc xâm phạm diễn ra trên môi trường Internet, nơi mà mọi nội dung đều được lan truyền rất nhanh chóng và khó có thể kiểm soát được.

Việt Nam đã có những quy định về việc bảo hộ quyền tác giả cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, điểm mấu chốt vẫn nằm ở ý thức của người dân về tôn trọng quyền tác giả.

Cần phải hiểu rằng, tại sao pháp luật lại dành sự bảo hộ quyền tác giả cho tác giả, chủ sở hữu? Là bởi lẽ, mỗi tác phẩm được tạo ra đều là sự sáng tạo, kết quả lao động trí óc của tác giả và sự đầu tư về công sức, thời gian và tiền bạc của chủ sở hữu.

Chẳng hạn như để sản xuất một bộ phim, các nhà sản xuất đã phải mất rất nhiều thời gian, với những con số đầu tư có thể lên đến hàng chục tỉ, chưa kể những đầu tư công sức khác. Tất cả đều là lao động chân chính và có quyền được nhận về những quyền lợi mà họ xứng đáng được nhận so với những gì đã bỏ ra.

Mỗi hành vi xâm phạm quyền tác giả đều gây ra cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả những thiệt hại nhất định.

luat-su-phan-vu-tuan
Luật sư Phan Vũ Tuấn, Trưởng Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam, Đoàn luật sư TP HCM. Ảnh: NVCC

Nói rõ hơn về trường hợp livestream phim “Cô Ba Sài Gòn”. Việc tự ý livestream đã xâm phạm đến 2 quyền tài sản thuộc độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả là quyền sao chép tác phẩm và quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng (Điểm c và Điểm đ Khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009). Hai hành vi xâm phạm này được quy định rõ tại Khoản 6 và Khoản 10 Điều 28 Luật SHTT.

Lượng người xem đoạn phim live stream “Cô Ba Sài Gòn” lên đến 5.700. Đây là con số không hề nhỏ, tương ứng tỷ lệ thuận với mức độ thiệt hại mà chủ sở hữu quyền tác giả của phim “Cô Ba Sài Gòn” phải gánh chịu.

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, người có hành vi xâm phạm quyền tác giả thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Ở mức độ hành chính, với hai hành vi vi phạm nêu trên, tùy theo tính chất, mức độ, người thực hiện hành vi có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm. (Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

Ở mức độ hình sự, nếu có đủ cấu thành tội phạm, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. Nếu phạm tội có tổ chức hoặc phạm tội nhiều lần thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. (Điều 170a Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009))

Ngoài ra, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp như: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc bồi thường thiệt hại… (theo quy định tại Điều 202 Luật SHTT).

Có thể thấy, với các quy định của pháp luật hiện hành, không khó để xử lý các trường hợp livestream xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, ngoài nỗ lực bảo vệ quyền tác giả từ phía chủ thể quyền, việc nâng cao ý thức người dân về vấn đề tôn trọng quyền tác giả mới là quan trọng nhất.

Luật sư Phan Vũ Tuấn - Trưởng Văn phòng Luật sư Phan Law

 

Công an vào cuộc vụ phim Cô Ba Sài Gòn bị livestream trái phép

Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định được người livestream bộ phim là một thanh niên 19 tuổi, sinh viên một trường cao đẳng nghề ở tỉnh.

 

Người livestream 'Cô Ba Sài Gòn' có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự

Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng người livestream trái phép "Cô Ba Sài Gòn" có thể bị phạt hành chính lên đến 30 triệu đồng, nặng hơn là xem xét trách nhiệm hình sự.

 

Kẻ quay livestream lén 'Cô Ba Sài Gòn' xin lỗi Ngô Thanh Vân vì 'trót dại' chỉ muốn 'câu like'

Chiều ngày 13/11, kẻ quay livestream lén phim "Cô Ba Sài Gòn" trong rạp đã bị bắt và giao cho công an xử lý. Sau đó, nhân vật tình nghi đã gửi lời xin lỗi nhà sản xuất Ngô Thanh Vân.

Tin khác

Pháp luật 3 giờ trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.