SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Lợi thế cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam

14:53, 18/02/2023
(SHTT) - Nông nghiệp Việt Nam đã thực sự khẳng định được vị thế, vai trò của mình - là bệ đỡ cho nền kinh tế. Việt Nam cũng đang phát huy lợi thế cạnh tranh trong nông nghiệp để vươn ra thế giới.

Tại Hội nghị hợp tác quốc tế ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh, những tư duy mới trong phát triển nông nghiệp đã được lãnh đạo Đảng và Nhà nước khẳng định với cộng đồng quốc tế. Đó là mục tiêu tạo dựng hình ảnh nông nghiệp Việt Nam trở thành nhà sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm “minh bạch - trách nhiệm - bền vững” tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp quốc tháng 9/2022 vừa qua. Đó là cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu toàn cầu (COP26): Việt Nam sẽ trở thành quốc gia trung hòa các-bon vào năm 2050.

Với tầm nhìn đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, Việt Nam có thể tự tin hướng đến khát vọng về một nền nông nghiệp sinh thái, tiên tiến, tích hợp đa giá trị, kết hợp hài hoà tài nguyên bản địa, bản sắc văn hoá, niềm tin xã hội với khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

nong nghiep1

 

Đặc biệt, với Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, lần đầu tiên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có một chiến lược rõ ràng, giúp phát huy được các thành tựu nông nghiệp, giải quyết được cơ bản một số vấn đề nội tại.

Trong Chiến lược cũng đã nêu rõ những lợi thế cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Cụ thể, điều kiện và nguồn lực tự nhiên và khí hậu tại Việt Nam thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với hai đầu tàu ở hai đầu đất nước là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Đa số nông dân Việt Nam chăm chỉ, thông minh và chịu khó học hỏi, biết dựa vào quy luật tự nhiên để phát triển sản xuất. Chi phí nhân công không quá cao có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế và nội địa. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn trong thời gian qua đã được cải thiện đáng kể.

Không chỉ vậy, Việt Nam còn tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do như AFTA, EVFTA, CPTPP... đem lại nhiều thuận lợi cho việc xuất khẩu nông sản đến các thị trường tiềm năng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết Việt Nam đã tham gia và đang triển khai 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), đồng thời tiếp tục đàm phán Hiệp định thương mại tự do mới với Israel, Canada. Về cơ bản, Việt Nam đã ký kết FTA với tất cả các thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) trọng điểm. Đây là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thế giới.

Việc ký kết và triển khai các FTA đã tạo ra cơ hội lớn của xuất khẩu NLTS. Năm 2022, trong bối cảnh thế giới nhiều biến động cũng như các tác động của biến đổi khí hậu, kim ngạch xuất khẩu NLTS của Việt Nam tiếp tục đạt kỷ lục mới 53,22 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021.

Công tác mở cửa thị trường đã có nhiều bước tiến nổi bật như việc mở cửa thị trường cho sầu riêng, khoai lang, tổ yến sang Trung Quốc, bưởi sang Hoa Kỳ, thịt gà chế biến sang Nhật Bản, bưởi và chanh sang New Zealand...

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp cũng đã và đang tích cực thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA), trao đổi kinh nghiệm xây dựng và chuyển giao công nghệ góp phần đẩy nhanh quá trình tiếp cận nền khoa học tiên tiến, trình độ lãnh đạo và quản lý kinh tế hiện đại.

Ngoài ra, Việt Nam đã xây dựng được một danh tiếng toàn cầu về gạo, cà phê, tiêu, điều và thủy hải sản mặc dù còn nghiêng về số lượng hơn là chất lượng. Các chính sách, môi trường thể chế thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển và đầu tư vào nông nghiệp. Vị trí địa lý của Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận các thị trường lớn.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu sản xuất nhiều sản phẩm nông sản như lúa gạo, cà phê, tiêu, hạt điều... có cả sức cạnh tranh cao về sản lượng và giá bán.

Minh Tú

Tin khác

Kinh tế 3 giờ trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 7 giờ trước
(SHTT) - Được chú trọng quy hoạch về không gian sống, từ hệ sinh thái xanh an lành đến các tiện ích thể dục thể thao, vui chơi thư giãn…, Eurowindow Twin Parks không chỉ đón đầu xu hướng sống xanh năng động mà còn góp phần thay đổi diện mạo đô thị phía Đông Hà Nội.
Kinh tế 10 giờ trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.