SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Lợi nhuận các ông lớn ngân hàng sẽ giảm mạnh vì quyết định của NHNN

16:22, 11/08/2020
(SHTT) - Quyết định hạ lãi suất dự trữ bắt buộc của NHNN sẽ khiến khối ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã công bố các quyết định giảm thêm một số mức lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,2 đến 0,5%/năm, có hiệu lực từ 6/8/2020.

Đáng chú ý nhất là NHNN đã hạ 50 điểm cơ bản đối với lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc tại NHNN xuống còn 0,5%/năm.

Dự trữ bắt buộc là khoản tiền mà các TCTD buộc phải gửi tại NHTW để đảm bảo thanh khoản. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tính bằng tỷ lệ giữa tiền gửi của TCTD tại NHTW và tiền gửi của khách hàng tại các TCTD.

Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ngoài tác dụng đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống tài chính, tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn là một công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ.

Hiện lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND là 0,5%/năm, giảm 0,5% so với mức lãi suất trước. Lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND duy trì 0%/năm. Lãi suất tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô tại NHNN cũng giảm 0,2% xuống 0,8%/năm.

Ngoài ra, mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại NHNN giảm 0,2% xuống còn 0,8%/năm.

Ảnh hưởng như thế nào tới các ngân hàng?

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), việc giảm lãi suất cho tiền gửi dự trữ bắt buộc không giống như việc cắt giảm các loại lãi suất điều hành khác như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu... (giúp giảm chi phí đi vay của ngân hàng thương mại, qua đó giúp giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường).

Do đó, việc NHNN giảm lãi suất trả cho tiền gửi dự trữ bắt buộc của các NHTM không phải là động thái thể hiện nới lỏng thêm tiền tệ.

"Các quyết định này nhằm mục tiêu chủ yếu là giảm chi phí hoạt động cho NHNN. Điều này đồng nghĩa thu nhập của các ngân hàng thương mại từ tiền gửi dự trữ bắt buộc gửi tại NHNN theo đó sẽ bị giảm theo", BVSC cho hay.

Dưới góc nhìn thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định động thái này của NHNN có tác động tới các tổ chức tín dụng (TCTD) là việc giảm áp lực chi ngân sách do các chính sách hỗ trợ kinh tế của Chính phủ trong năm nay dưới tác động của Covid-19 đang dự kiến ở mức cao.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, hầu hết các ngân hàng đều có tăng trưởng lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên việc giảm lãi suất dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng tới nguồn lợi nhuận.

Nguyên nhân là mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng hiện nay ở mức thấp, chỉ khoảng 3% đối với khoản tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 năm và 1% đối với khoản tiền gửi trên 1 năm.

Theo ước tính sơ bộ của KBSC, mức tác động của việc giảm lãi suất này tới tổng hệ thống ngân hàng là vào khoảng 600 tỷ đồng, trong đó khối NHTMNN chịu ảnh hưởng nhiều nhất, khoảng trên dưới 60 tỷ đồng/ngân hàng. Vietcombank có thể giảm tới 59,4 tỷ đồng lợi nhuận; BIDV giảm tới 67,7 tỷ đồng và Vietinbank giảm tới 58,7 tỷ đồng lợi nhuận do giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc.

Còn những NHTM khác như MBBank, Techcombank, TPbank giảm lần lượt 17 tỷ đồng, 18,3 tỷ đồng và 6,6 tỷ đồng lợi nhuận.

Ở một diễn biến khác, 6 tháng đầu năm, Kho bạc nhà nước (KBNN ) rút khoảng 192.000 tỷ đồng tại Vietcombank, BIDV, VietinBank.

Theo tìm hiểu, lượng tiền gửi của KBNN hầu hết đều tập trung tại 4 NHTMNN dưới dạng tiền gửi không kì hạn hoặc tiền gửi có kì hạn ngắn. Do đó, các ngân hàng này có được một lượng vốn lớn với chi phí giá rẻ, tạo điều kiện để hạ lãi suất và tạo vị thế cạnh tranh rõ rệt với các ngân hàng tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tiền giá rẻ này lại giảm đáng kể.

Các ngân hàng còn hy sinh lợi nhuận nhiều hơn nữa?

Theo yêu cầu của lãnh đạo NHNN, 4 ngân hàng Vietcombank, BIDV, Aribank, Vietinbank có thể sẽ phải cắt giảm tới 40% lợi nhuận trong năm nay để có cơ sở hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chẳng hạn như Vietcombank đạt khoảng 22.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2019 nên trong năm nay có thể phải giảm khoảng 30%-40% lợi nhuận, tức đóng góp ít nhất 8.000 tỷ đồng dành cho vấn đề hạ lãi suất.

Theo thống kể, tổng lợi nhuận của 4 nhà băng này trong năm 2019 là trên 58.000 tỷ đồng, đồng nghĩa nếu các ngân hàng cắt giảm 40% lợi nhuận từ số này như kêu gọi của lãnh đạo NHNN, sẽ có khoảng 23.200 tỷ đồng được dành để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục ảnh hưởng dịch COVID-19 và hồi phục sản xuất kinh doanh sau dịch. 

Đáng chú ý, tính đến ngày 28/7, tín dụng toàn hệ thống tăng 3,45% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ tăng 7,13%) bất chấp mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khá sâu. Thêm vào đó, việc dịch Covid-19 quay trở lại tại Việt Nam càng khiến cho triển vọng tăng trưởng tín dụng trong quý III/2020 của các ngân hàng trở nên kém lạc quan.

Cụ thể, đến ngày 30/06/2020, cho vay khách hàng tại BIDV xấp xỉ đầu năm, đạt gần 1,14 triệu tỷ đồng trong khi tổng nợ xấu của BIDV tăng 17% so với đầu năm, lên mức 22.768 tỷ đồng.

Hay tại Vietcombank, tính tới 30/6/2020, cho vay khách hàng của Vietcombank chỉ tăng trưởng 4,9%, đạt hơn 770.000 tỷ đồng trong khi nợ xấu ngân hàng tăng gần 11% so với đầu năm, lên mức 6.433 tỷ đồng. Tương tự, 6 tháng đầu năm 2020, Agribank ghi nhận tín dụng tăng trưởng âm với mức 1,3%.

Hà Phương

vnfinance.vn

Tin khác

Kinh tế 4 giờ trước
(SHTT) - Tại khu công nghiệp Hoàng Mai II (Nghệ An), Hainan Drinda - nhà sản xuất tấm quang điện tái tạo từ Trung Quốc, sẽ xây nhà máy sản xuất pin mặt trời 450 triệu USD.
Kinh tế 5 giờ trước
(SHTT) - Theo nghiên cứu của IDC, với việc khảo sát hơn 2.100 doanh nghiệp với tổng số hơn 13 triệu nhân viên tại 16 quốc gia trên toàn cầu cho thấy: mỗi đô la đầu tư vào AI, các công ty sẽ thu về lợi nhuận trung bình là 3,5 đô la đến 8 đô la.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Trong chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là bộ đôi chìa khóa công nghệ trọng yếu có thể mở ra cánh cửa tương lai cho nền kinh tế Việt Nam.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến 20/3, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.