SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

"Loạn" thông tin quảng cáo Scurma Fizzy trên mạng xã hội: Bộ Y tế nói gì?

12:56, 09/04/2019
(SHTT) - Liên quan đến việc quảng cáo thực phẩm chức năng Scurma Fizzy gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y Tế cho biết sẽ vào cuộc kiểm tra.

Theo thông tin trên tờ Tài Nguyên & Môi Trường, thời gian gần đây trên các trang mạng xã hội, người tiêu dùng thường xuyên bắt gặp những hình ảnh quảng cáo liên quan tới viên sủi Scurma Fizzy (một sản phẩm thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Elepharma có địa chỉ tại số 38, ngõ 57, Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội).

quang cao

"Loạn" thông tin quảng cáo Scurma Fizzy trên mạng xã hội

Nội dung quảng cáo sản phẩm này cho hay, viên sủi Scurma Fizzy là một đột phá mới trong điều trị bệnh dạ dày, trào ngược. Sản phẩm Scurma Fizzy được quảng cáo là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ĐH Quốc gia Hà Nội và các cơ sở uy tín. Sản phẩm ra đời đánh dấu bước đột phá trong công nghệ bào chế hiện đại, được khẳng định là sản phẩm đầu tiên ở Việt Nam được bào chế thành công dưới dạng viên sủi.

Có thể kể đến hàng loạt page Facebook như: “Scurma Fizzy – trải nghiệp đột phá Curcumin hướng đích”, “Nhà thuốc Scumar sủi hướng đích vùng viêm loét dạ dày”, “Scurma Fizzy, đột phá công nghệ hướng đích”, “Viên sủi Scurma Fizzy dành cho người đau dạ dày, trào ngược” hay hàng loạt trang web bán sản phẩm như: http://suicurcumin11.scurmafizzy.com, http://suicurcumin1.scurmafizzy.com… Tờ TBDN đưa tin.

Xin nhắc lại, Scurma Fizzy là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, rất nhiều chiến dịch quảng cáo không đúng bản chất sản phẩm trên môi trường internet liên quan đến Scurma Fizzy khiến nhiều người “hoa mắt”, nhầm tưởng đây là thuốc.

Liên quan đến vụ việc, theo VTC New, đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y Tế vừa cho biết, sẽ vào cuộc kiểm tra vụ Hỗn loạn quảng cáo thực phẩm Scurma Fizzy trong thời gian qua.

Hoàng Oanh (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
Cục Quản lý thị trường TP.HCM vừa tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 500 triệu.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
Phòng khám chuyên khoa da liễu có biển hiệu mang tên "An Nhi" của bà Lê Thị Huyền hoạt động trái phép trên đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, TP.HCM đã 3 lần đổi tên để đối phó cơ quan chức năng.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục QLTT Thanh Hóa mới đây đã xử phạt 16.5 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ tang vật vi phạm đối với một cơ sở kinh doanh trên địa bàn có hành vi buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, qua đó, phát hiện hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).