SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Loại thuốc chữa ung thư bị VN Pharma giả mạo trị được bệnh gì?

11:00, 24/08/2017
Thuốc H-Capita bị Công ty VN Pharma làm giả hồ sơ để nhập khẩu - vốn dùng để điều trị các bệnh ung thư vú, đại trực tràng, dạ dày.
thuoc-ung-thu-3160-1503414933

 Ảnh minh họa: ACB.

Công ty VN Pharma bị cáo buộc làm giả hồ sơ 9.300 hộp thuốc H-Capita 500 mg dùng để chữa ung thư. Giám định của Bộ Y tế cho thấy lô thuốc này chứa 97% hoạt chất capecitabine kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Vụ án đang được tòa xét xử ba ngày qua. 

Sách Dược lực học do Đại học Y Dược TP HCM phát hành nêu rõ thuốc chứa thành phần capecitabine được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị một số loại ung thư như vú, đại tràng, trực tràng, dạ dày. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm chậm hoặc ngăn sự tăng trưởng các tế bào ung thư và giảm kích thước khối u. Tuy nhiên quá trình bào chế thuốc cần đảm bảo đúng quy chuẩn mới có thể phát huy được tác dụng như mong muốn. Thuốc làm giả hoặc không đủ hàm lượng theo quy định của nhà sản xuất sẽ không đảm bảo công năng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân.

Hiện nay capecitabine được bào chế và bán ra thị trường ở dạng viên nén 150 mg hoặc 500 mg, có nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau kể cả biệt dược gốc và thuốc thế hệ thứ hai. Người bệnh uống thuốc hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Capecitabine thường được chỉ định dùng hàng ngày trong vòng hai tuần, sau đó dừng một tuần. Quá trình này có thể lập lại theo hướng dẫn của bác sĩ.

Capecitabine có thể được hấp thụ qua da nên phụ nữ có thai không được cầm hoặc chạm vào. Không sử dụng cho người cao tuổi, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc suy gan nhẹ đến trung bình do di căn gan. Ngưng uống nếu bị phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (tổn thương đa dạng trên da, niêm mạc) và hoại tử nhiễm độc thượng bì. Bệnh nhân đang mang thai không nên dùng. Người mẹ đang nuôi con thì nên ngừng cho con bú trong quá trình điều trị bằng thuốc này.

Capecitabine có thể gây tác dụng ngoại ý như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, viêm dạ dày, đau bụng, hội chứng bàn tay bàn chân, viêm da, mệt mỏi, ngủ lịm. Một số bệnh nhân bị mất nước, ăn giảm ngon miệng, dị cảm, nhức đầu, hoa mắt, tăng tiết nước mắt, viêm kết mạc, táo bón, đau thượng vị, khó tiêu, tăng bilirubin, phát ban, ban đỏ, đỏ da, khô da, sốt, yếu, suy nhược. Ngoài ra bệnh nhân còn bị thay đổi huyết học, rụng tóc, rối loạn móng, đau cơ, khớp, lưng, các chi, huyết khối, tăng huyết áp, phù chi dưới, đau nhức, chảy máu cam, khó phát âm, khô miệng. Bất thường trong xét nghiệm cũng có thể xảy ra.

Bệnh nhân đang dùng capecitabine nếu lỡ quên một liều thì phải uống bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống theo kế hoạch. Không uống gấp đôi liều quy định vì có thể bị ngộ độc thuốc.

Theo VnExpress

Tin khác

Pháp luật 17 giờ trước
(SHTT) - Lợi dụng dịp cao điểm quyết toán thuế, nhiều đối tượng lừa đảo đã sử dụng hình thức giả mạo cán bộ thuế , cơ quan thuế để thực hiện hành vi chiếm đoạn tài sản.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về hình thức lừa đảo tham gia đầu tư tiền ảo.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả...
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Lợi dụng tâm lý tiếc của của nạn nhân, tội phạm mạng thời gian gần đây đã tạo những nội dung giả mạo Cục An ninh mạng hoặc cơ quan chức năng hỗ trợ người dân lấy lại tiền bị lừa đảo trực tuyến.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Bloomberg, một thẩm phán tại San Francisco đã đưa ra phán quyết Apple phải đối diện với một vụ kiện tố cáo công ty về sự cẩu thả trong việc đối phó với nguy cơ theo dõi tiềm ẩn do các thiết bị AirTag gây ra.