SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 13/10/2024
  • Click để copy

Liên minh Châu Âu cảnh báo rủi ro từ ChatGPT và trí tuệ nhân tạo

06:57, 06/02/2023
(SHTT) - ChatGPT cũng như các ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo đang tạo ra 'cơn sốt' trên toàn cầu. Vì vậy Liên minh Châu Âu sẽ áp đặt các quy định mới liên quan tới trí tuệ nhân tạo, nhằm đảm bảo công nghệ này được sử dụng một cách an toàn.

ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) - một chatbot (chương trình phần mềm kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) giúp tương tác nói chuyện tự động với khách hàng) do Công ty Công nghệ OpenAI (Mỹ) phát triển chính thức ra mắt vào tháng 11/2022. OpenAI được hỗ trợ bởi Tập đoàn Microsoft.

Chỉ hai tháng sau khi ra mắt, ChatGPT được đánh giá là ứng dụng tiêu dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử, được ca ngợi như bước đột phá mới của công nghệ AI. Chatbot này được đào tạo trên khối lượng lớn văn bản trực tuyến để tạo ra các phản hồi tự nhiên, giống con người. Công cụ này có thể soạn thảo các bài báo, tiểu luận, truyện cười và thậm chí cả... thơ để đáp lại yêu cầu của người dùng. Nhìn chung, tính linh hoạt của ChatGPT khiến nó phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau, một trong những trường hợp sử dụng quan trọng nhất của ChatGPT là khả năng tạo văn bản giống con người.

Tuy nhiên chính điều này khiến các chuyên gia lo ngại rằng ChatGPT có thể bị lạm dụng để đạo văn, lừa đảo và truyền bá thông tin sai lệch. Thậm chí ChatGPT còn được sử dụng vào cả những mục đích có rủi ro cao như lựa chọn ứng viên cho công việc và chấm điểm tín dụng.

chatgpt

 

Theo Ủy viên phụ trách lĩnh vực công nghiệp EU, ông Breton, những lợi ích mà ChatGPT và các hệ thống AI mang lại cho người dùng và doanh nghiệp là điều không thể phủ nhận nhưng đi kèm với nó là những rủi ro nguy hiểm. Vì vậy khung pháp lý vững chắc là điều cần thiết trong thời điểm này để đảm bảo AI đáng tin cậy dựa trên dữ liệu chất lượng cao.

Cũng theo ông Breton, Ủy ban EU đang hợp tác chặt chẽ với Hội đồng EU và Nghị viện EU để làm rõ hơn các quy tắc trong Đạo luật AI cho các hệ thống AI có mục đích chung, như một tiêu chuẩn toàn cầu đảm bảo ChatGPT hoạt động đáng tin cậy. 

"Mọi người sẽ cần được thông báo rằng họ đang làm việc với một chatbot chứ không phải con người. Tính minh bạch cũng rất quan trọng đối với nguy cơ sai lệch và thông tin sai lệch" - ông Thierry Breton chia sẻ.

Điều quan trọng là ông muốn người dùng phải nhận thức được các rủi ro và thực hiện các bước để giảm thiểu khả năng sử dụng sai hoặc lạm dụng mô hình. Điều này bao gồm việc xử lý dữ liệu cẩn thận, kiểm soát quyền truy cập phù hợp cũng như giám sát và kiểm tra thường xuyên.

ChatGPT hiện được phát hành miễn phí. Nhưng những lo ngại về hành vi đạo văn của sinh viên đã khiến một số trường công lập tại Mỹ và Trường Đại học Science Po của Pháp cấm sử dụng ChatGPT. 

Thanh Tú

Tin khác

Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Chiều nay, ngày 8/10, trong khuôn khổ phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Những ngày gần đây, trên Facebook xuất hiện nhiều các tài khoản mạo danh công an để dẫn dụ những nạn nhân thiếu hiểu biết rơi vào cạm bẫy 'hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa'.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Ngày 7/10, Công an TP Hà Nội đã thông tin cảnh báo về một trường hợp bị lừa mất gần 1 tỷ đồng sau khi tham gia vào một nhóm giả mạo ban tổ chức liên quan đến giải chạy marathon cho các bạn nhỏ từ 4 – 15 tuổi và gia đình.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về việc xuất hiện tình trạng giả mạo các đoàn kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và yêu cầu các chủ cơ sở nếu không muốn bị kiểm tra thì phải chuyển tiền.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An cho biết vừa đồng chủ trì với Công an huyện Con Cuông và phối hợp với các đơn vị chức năng phá thành công đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia tại đặc khu kinh tế “ Tam giác Vàng ” thuộc tỉnh Bokeo (nước CHDCND Lào).
Liên kết hữu ích