SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Liên Hợp Quốc: Không để độc quyền sáng chế làm cản trở sản xuất vắc-xin

08:54, 29/05/2020
(SHTT) - Trong tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn ra phức tạp, các quốc gia đang chạy đua sáng chế vắc-xin ngừa Covid, bảo hộ sáng chế có còn là vấn đề quan trọng hay không?

Một số quốc gia đang kêu gọi không cấp bằng sáng chế cho vắc-xin chống lại virus corona

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã ca ngợi những nỗ lực nhằm tạo ra vắc-xin ngừa corona và cung cấp nó trên toàn cầu nhưng đồng thời cũng đưa ra cảnh báo về sự tranh giành bản quyền có thể làm trì hoãn quá trình.

Trong cuộc họp gần đây, Francis Gurry, người đứng đầu WIPO nhấn mạnh "Trước mắt chúng ta cần phải có những sáng kiến mới”.

VACCINE

 Liên Hợp Quốc: Không để độc quyền sáng chế làm cản trở sản xuất vắc-xin

Vào tuần trước, các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới đã thông qua một nghị quyết công nhận rằng tiêm chủng rộng rãi ngừa COVID-19 là "lợi ích chung toàn cầu" và tiến tới việc cung cấp vắc-xin đến tất cả các quốc gia và người dân một cách công bằng nhất.

Một số quốc gia, bao gồm cả Nam Phi, đang kêu gọi không cấp bằng độc quyền sáng chế cho vắc-xin ngừa chủng mới virus corona nhưng ý tưởng đó đã vấp phải sự phản đối của các công ty dược phẩm và Washington (Mỹ).

Gurry chỉ ra rằng "luật pháp quốc tế quy định quyền truy cập, hoặc quyền sở hữu trí tuệ có thể bỏ sang một bên trong trường hợp khẩn cấp. Và đại dịch COVID-19 đã giết chết hơn 350.000 người trong tổng số 5,5 triệu ca dương tính trên toàn thế giới chắc chắn nằm trong trường hợp này. Tôi sẽ không bất ngờ nếu chính phủ các nước lợi dụng điều khoản đó để đảm bảo việc tiếp cận một cách công bằng bất kỳ loại vắc-xin nào được phát minh”.

Nhưng Gurry nhấn mạnh rằng trong thời điểm hiện tại “chúng tôi không có vắc-xin” nhằm thúc đẩy phát minh mới của các quốc gia.

Gurry cũng cho biết: “Trong tình huống như hiện tại, chúng tôi mong muốn sẽ có những bước tiến phù hợp, đem lại hiệu quả tốt. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải sử dụng toàn bộ kế hoạch thúc đẩy mà chúng tôi đã phát triển để khuyến khích việc phát triển vắc-xin”. Ông thừa nhận rằng trong tương lai “sẽ có những câu hỏi cực kỳ tế nhị về những gì mà nhà sáng chế sẽ được nhận lại… mà vẫn đảm bảo rằng thế giới sẽ tiếp cận được các phương pháp điều trị và vắc-xin với giá cả phải chăng”.

Bình luận của ông được đưa ra khi WIPO ra mắt một ban quốc tế mới (WIPO proof – cung cấp dấu hiệu làm giả bằng chứng về sự tồn tại của bất kỳ tệp kỹ thuật số nào trong cùng một thời điểm) nhằm giảm nguy cơ đánh cắp ý tưởng và phát minh mới trong quá trình hợp tác trực tuyến.

Điều này giúp bảo vệ các ý tưởng trước khi chúng có sự bảo hộ sở hữu trí tuệ và giảm thiểu rủi ro tranh chấp pháp lý có thể xảy ra trong tương lai.

Gurry cho biết trong bối cảnh đại dịch và bị phong toả như hiện nay, đa phần mọi người đều chia sẻ thông tin qua các thiết bị kỹ thuật số nên việc thành lập WIPO proof là rất đúng lúc.

Ở một số nước, dịch vụ như vậy đã tồn tại ở cấp quốc gia nhưng Gurry cho rằng vẫn cần có một nền tảng mang tính quốc tế. Một cơ quan minh bạch, công bằng sẽ là điều cần thiết.

 Kim Anh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.
Tin tức 4 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã kiện tập đoàn Trung Quốc, Inspur Group, cáo buộc rằng các sản phẩm của Inspur vi phạm năm bằng sáng chế của HPE liên quan đến công nghệ máy tính.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Vụ kiện bản quyền vaccine COVID-19 của Moderna đối với Pfizer và BioNTech được tạm ngừng sau quyết định của tòa án Massachusetts, khi Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ xem xét hiệu lực hai trong ba bằng sáng chế của công ty này.