SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 14/06/2025
  • Click để copy

Lão nông Hải Dương và con đường đưa sáng chế nông nghiệp vươn tầm quốc tế

06:49, 18/12/2018
(SHTT) - Người nông dân Hải Dương đã quá quen với cái tên Phạm Văn Hát, "kỹ sư chân đất" với hàng loạt sáng chế nông nghiệp hữu ích. Anh Hát còn đưa sáng chế của mình vươn tầm quốc tế, xuất khẩu đi hơn 10 quốc gia.

Xuất thân từ một gia đình nghèo ở huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương, không được qua đào tạo trường lớp nhưng anh nông dân Phạm Văn Hát, sinh năm 1972 từ thực tiễn lao động đã phát minh rất nhiều nông cụ, máy móc mang lại lợi ích thiết thực trong hoạt động nông nghiệp và cuộc sống. Những sáng chế của anh Hát không chỉ ứng dụng rộng rãi trong nước mà còn được xuất khẩu tới 15 quốc gia.

Là người dám nghĩ, dám làm, năm 2007, anh Phạm Văn Hát mạnh dạn vay 3 tỷ đồng đầu tư trang trại trồng rau sạch. Tuy đã ký được nhiều hợp đồng với các công ty trong tiêu thụ sản phẩm, nhưng kết cục anh vẫn trắng tay. Bởi lẽ, việc các công ty ký hợp đồng với anh chỉ nhằm mục đích "tạo cớ" để dễ dàng đưa rau không đủ tiêu chuẩn vào siêu thị. Sau 3 năm (2007-2010) gắn bó với trang trại, anh Phạm Văn Hát trở thành người tay trắng. Anh quyết định sang Israel để vừa lao động kiếm sống, vừa học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Không ngờ, Israel là mảnh đất nảy nở nên “cái duyên” sáng chế máy nông cụ của anh.

anh pham van hat 1

 Chân dung anh Phạm Văn Hát, nông dân Hải Dương đưa sáng chế đi hơn 10 quốc gia

Tại đây, bằng kinh nghiệm học hỏi được, anh đã cải tiến và sáng chế ra một số loại máy móc, công cụ lao động như: Máy rải phân tự động, máy cắt rau tự động, máy dọn rau sau thu hoạch và bộ dao cắt hành tiện dụng. Chiếc máy rải phân của anh đã được Israel đề nghị mua bản quyền.  

Đầu năm 2012, anh quyết định quay trở về nước và mở lại xưởng cơ khí. Được các cán bộ Hội động viên, anh đã tiếp tục tập trung nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực cơ khí nông nghiệp. Từ sự đam mê nghề nghiệp kết hợp với những kiến thức, kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình lao động tại Israel- một nước có nền nông nghiệp hiện đại, anh đã chế tạo ra bộ ép luống soi rạch trồng rau các loại và bộ ép luống chuyên dùng cho cà rốt. Đồng thời còn cải tiến một số bộ phận của máy làm đất như: Chế tạo cày 02 lưỡi thay thế cho cày 01 lưỡi, cày 4 lưỡi thay thế cho cày 3 lưỡi mà công suất không thay đổi.

Thấy rõ hiệu quả, anh Hát đã tập trung vào sản xuất rồi cung ứng ra thị trường hàng trăm sản phẩm mỗi năm và được nông dân các tỉnh tin dùng. Từ hiệu quả của cày 2 lưỡi và cày 4 lưỡi đã giúp người nông dân đỡ vất vả, đồng thời nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Sau đó, anh Hát tiếp tục nảy ra ý tưởng chế tạo một chiếc máy gieo hạt.

anh pham van hat 2

 

Năm 2014, chiếc máy gieo hạt của anh lần đầu xuất hiện trên thị trường và lập tức được nhiều người tìm đến đặt mua. Anh gọi sản phẩm của mình là "Robot đặt hạt". Ưu điểm của máy là có thể điều chỉnh đặt hạt chính xác theo cự ly định sẵn. Một "Robot đặt hạt" của anh thay thế được cho 40 người làm việc. Vì thế, nếu có máy, gia đình không phải lo thuê lao động đặt hạt cho kịp thời vụ, mà còn chủ động thời gian gieo hạt, trồng trọt. Sau hai năm nghiên cứu, chế tạo (2012-2014), "Robot đặt hạt" với thương hiệu Phạm Văn Hát đã có mặt không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn chiếm lĩnh nhiều thị trường các nước, như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…, với giá 2.500 USD/chiếc.

anh pham van hat

Anh Phạm Văn Hát (bên phải) giới thiệu với khách hàng chiếc máy phun thuốc trừ sâu. 

Đến nay, anh là người nông dân điển hình thành công với sự sáng tạo, ham tìm hiểu, học hỏi. Rất nhiều bằng khen, huy chương anh đã nhận được, thậm chí cả Huân chương Độc lập do Nhà nước trao tặng cũng đã nằm trong tủ phần thưởng của anh. Nhưng anh vẫn không ngừng sáng tạo, vẫn tiếp tục, cải tiến và chế tạo thêm nhiều loại máy nông cụ để giúp người lao động nông thôn đảm bảo năng suất, điều kiện lao động với một quan điểm chế tạo là càng đơn giản càng tốt, không cần chip điện tử, rơ le.

Minh Thu (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Amazon mới đây đã đạt được thỏa thuận dàn xếp với công ty bảo hiểm State Farm trong vụ kiện tố công ty này có hành vi 'ăn trộm' công nghệ phát triển dịch vụ chăm sóc người cao tuổi để trang bị cho trợ lý ảo Alexa.
Khoa học Công nghệ 2 tuần trước
(SHTT) - Ngày 29/5, Ngày hội “Đổi mới sáng tạo và Sở hữu trí tuệ” đã diễn ra sôi nổi tại Trường Tiểu học Tân Định. Chương trình là sự kiện mở màn cho chuỗi hoạt động giáo dục sở hữu trí tuệ cho học sinh tiểu học trên toàn quốc nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng thế hệ công dân sáng tạo.
Khoa học Công nghệ 2 tuần trước
(SHTT) - Pin thể rắn với mật độ năng lượng cao và độ an toàn vượt trội đang mở ra kỷ nguyên mới cho ô tô điện và thiết bị cầm tay. Bài viết phân tích tiến trình phát triển, thách thức vật liệu và tiềm năng thương mại hóa của công nghệ pin này.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Trong một đô thị hiện đại, việc xây dựng các trạm biến áp với kích thước lớn, chiếm diện tích không gian công cộng là điều không thể chấp nhận được. Từ đòi hỏi thực tiễn, Kỹ sư Hồ Viết Thống đã tìm ra một giải pháp thay thế nhỏ gọn, hiệu quả, không gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Tài sản trí tuệ 1 tháng trước
(SHTT) - Theo Reuters, Đại học California và Đại học Vienna mới đây đã thành công thuyết phục một tòa án phúc thẩm của Hoa Kỳ khôi phục lại tranh chấp giành quyền sở hữu bằng sáng chế công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR mang tính đột phá do hai nhà khoa học đoạt giải Nobel là Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier tạo ra.
.
Liên kết hữu ích
..