SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 19/03/2024
  • Click để copy

Lãnh đạo Hà Nội giải thích vì sao giá nước sông Đuống đắt gấp đôi giá nước sông Đà

16:41, 12/11/2019
“Trên cơ sở tính toán của liên bộ thì nước sạch sông Đuống có giá tạm tính 10.246 đồng/m3. Mức này chỉ là mức tạm tính tối đa, còn mức cụ thể thì phải chờ đến khi nào nhà máy hoàn thiện, đi vào hoạt động chính thức”, ông Hà nhấn mạnh.

Chiều 12/11, tại buổi họp báo chí do Thành uỷ Hà Nội tổ chức, nhiều vấn đề liên quan đến tình hình dự án cấp nước sạch của Nhà máy cấp nước mặt sông Đuống được đưa ra thảo luận.

Mở đầu họp báo với nội dung “Công ty nước sạch sông Đuống thông tin về tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố”, ông Võ Tuấn Anh - Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết, quy mô thực hiện dự án trong giai đoạn 1 đến năm 2020 đạt công suất 300.000 m3 ngày/đêm và đến năm 2025 sẽ đạt công suất 600.000 m3 ngày/đêm, giai đoạn 3 đến năm 2030 sẽ đạt công suất 900.000 m3 ngày/đêm.

Dự án được khởi công từ tháng 3/2017, đến tháng 10/2019 đã hoàn thành xong giai đoạn 1, đạt công suất 300.000 m3 ngày/đêm, vượt tiến độ 1 năm. “Với tốc độ phát triển đô thị của thành phố nhanh như hiện nay, để đáp ứng nhu cầu nước sạch của nhân dân Thủ đô 2020, khoảng 2 triệu m3/ngày đêm, việc đầu tư bổ sung thêm dự án nước sạch là cấp thiết. Dự án này được thành phố giao cho nhà đầu tư thực hiện ngoài ngân sách”, ông Võ Tuấn Anh nói.

Ông Võ Tuấn Anh - Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội.

Sau phần báo cáo của ông Võ Tuấn Anh, giới báo chí gửi hàng loạt câu hỏi liên quan đến việc tại sao giá nước sạch sông Đuống lại cao hơn mặt bằng giá nước sạch do các công ty khác sản xuất và tại sao mỗi năm TP Hà Nội phải trợ giá hàng trăm tỷ đồng cho các doanh nghiệp phân phối nước sạch cho Công ty nước mặt sông Đuống.

Ông Hoàng Cao Thắng - Phó Giám đốc sở Xây dựng Hà Nội cho hay: Nhà máy nước mặt sông Đuống có công nghệ tiên tiến đến mức uống được nước tại vòi. Song song với đó, các cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra để đảm bảo nước sạch đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Ông Nguyễn Việt Hà - Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội giải thích thêm, việc xác định giá nước sạch sông Đuống tạm tính là 10.246 đồng/m2. Việc tính này dựa trên nguyên tắc “tính đúng, tính đủ” cụ thể đó là: chi phí sản xuất, chi phí khấu hao, chí phí vay lãi, chi phí quản lý doanh nghiệp (tạm tính 5%), chi phí bán hàng (1%), chi phí thất thoát 18%, lợi nhuận định mức tối thiểu 5%.

“Trên cơ sở tính toán của liên Bộ, thì nước sạch sông Đuống có giá tạm tính 10.246 đồng/m3. Mức này chỉ là mức tạm tính tối đa, còn mức cụ thể thì phải chờ đến khi nào nhà máy hoàn thiện đi vào hoạt động chính thức”, ông Hà nói.

Về thông tin hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp phân phối nước sạch, theo ông Hà đến thời điểm này chưa xác định được giá bán chính thức nước sạch sông Đuống (mới tạm tính giá) vì dự án chưa được quyết toán. Mặt khác, TP. Hà Nội chưa cấp bù một khoản kinh phí nào cho doanh nghiệp này và các đơn vị liên quan.

Ông Nguyễn Việt Hà - Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội

Tại buổi họp báo, ông Hà cũng giải thích vì sao giá nước mặt suông Đuống cao hơn nước sạch sông Đà. Ông Hà giải thích về nguyên tắc tính giá nước của các đơn vị đều giống nhau theo quy định, tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau giữa các nhà máy dẫn đến suất đầu tư khác nhau.

Cụ thể, nhà máy nước mặt sông Đà đi vào hoạt động năm 2009, có nguyên giá tài sản là 1.555 tỷ đồng, còn giá đầu tư của sông Đuống là gần 5.000 tỷ đồng (gấp hơn 3 lần).

“Rõ ràng quy mô đầu tư giữa hai dự án khác nhau”, ông Hà nói và cho biết, chất lượng nguồn nước thô đầu vào của hai nhà máy cũng khác nhau.

Ngoài ra, ông Hà cũng tiết lộ, tổng mức đầu tư của nhà máy nước mặt sông Đuống là gần 5.000 tỷ đồng, nhưng công ty này đi vay tới 80%. “Khi nhà máy đi vào hoạt động, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước. Theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước là 20%, tương đương khoảng 2.003 đồng/m3 nước”, ông Hà nói thêm.

Cũng tại buổi họp báo, ông Võ Tuấn Anh - Phó Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội cho biết: “Đối với dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống, Hà Nội không nắm cổ phần chi phối mà chỉ kiểm soát về mặt chất lượng nước, trước và sau, đặc biệt là nguồn nước khi đưa đến người tiêu dùng và phải đạt tiêu chuẩn của bộ Y tế".

"Để mà nói nước sông Đà hay sông Đuống tốt hơn thì rất khó, vì nó yêu cầu đánh giá tổng thể nhiều tiêu chí khác nhau. Và chúng tôi cũng không so sánh hay phân biệt nguồn nước sông Đà với sông Đuống, cái nào tốt hơn. Quan điểm quản lý nhà nước, tất cả các sản phẩm đưa đến người tiêu dùng phải đạt trên mức quy định tối thiểu”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

HP (SHTT)

Tin khác

Tin Tổng hợp 5 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 11 tháng trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 11 tháng trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.