SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 22/06/2025
  • Click để copy

Lần đầu tiên Việt Nam ứng cử vào vị trí thẩm phấn Tòa án Quốc tế về Luật Biển

15:09, 15/06/2024
(SHTT) - Vừa qua, Việt Nam đã giới thiệu PGS.TS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.

Được biết, Trong khuôn khổ Hội nghị các nước thành viên Công ước Luật Biển lần thứ 34 diễn ra từ 10-14/6 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc, New York, Hoa Kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã chủ trì Hội thảo quốc tế "Nước biển dâng tại khu vực Thái Bình Dương: Thực trạng, các vấn đề pháp lý và đánh giá từ góc độ Luật biển" và buổi gặp mặt thường niên của Nhóm bạn bè Công ước Luật Biển (UNCLOS) nhân dịp kỷ niệm ba mươi năm ngày Công ước có hiệu lực và để công bố việc Việt Nam giới thiệu PGS.TS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.

thu-truong-ttng-nguyen-minh-vu-phat-bieu-1-17183583363491218696827

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã chủ trì Hội thảo quốc tế "Nước biển dâng tại khu vực Thái Bình Dương: Thực trạng, các vấn đề pháp lý và đánh giá từ góc độ Luật Biển" - Ảnh: BNG 

Những năm qua, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu trong đó có hiện tượng mực nước biển dâng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nước, trở thành chủ đề thảo luân tại nhiều diễn đàn trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc. 

Hội thảo quốc tế về nước biển dâng dưới góc độ Luật biển do Việt Nam phối hợp với một số nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS gồm Fiji, Indonesia, New Zealand, Oman đồng tổ chức với sự tham gia đồng bảo trợ của Australia, Canada, Đức, Philippines và Singapore. Khoảng trên 100 đại biểu, chuyên gia về luật biển đến từ hơn 60 quốc gia, học giả, đại diện một số cơ quan Liên Hợp Quốc đã tham dự Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo và cuộc gặp mặt, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của UNCLOS đối với sự phát triển của luật pháp quốc tế. Với vai trò là "Hiến pháp của Đại dương", UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn diện nhất điều chỉnh mọi hoạt động trên biển, là cơ sở để các nước cùng hợp tác trong quản lý các đại dương và biển một cách có trật tự và bền vững. Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định sẽ cùng 115 thành viên của Nhóm bạn bè tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác đa phương trong thực thi và bảo vệ tính phổ quát của UNCLOS.

anh-hoi-thao-1-1718358364891107551186

Hội thảo quốc tế "Nước biển dâng tại khu vực Thái Bình Dương: Thực trạng, các vấn đề pháp lý và đánh giá từ góc độ Luật biển" - Ảnh: BNG 

Tại Hội thảo, các chuyên gia pháp lý của Việt Nam gồm PGS.TS Nguyễn Thị Lan Anh và PGS. TS Nguyễn Hồng Thao, thành viên Uỷ ban Luật pháp quốc tế của Liên Hợp Quốc đã chia sẻ đánh giá từ góc độ của Việt Nam-một quốc gia ven biển chịu nhiều tác động nhất của biến đổi khí hậu trong đó có nguy cơ nước biển dâng, đề nghị tiếp tục tuân thủ, thực hiện đầy đủ các quy định của UNCLOS trong quá trình giải quyết các thách thức mới nổi lên trong quản trị biển và đại dương hiện nay như ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, đồng thời, kêu gọi ủng hộ việc bảo toàn các đường cơ sở, ranh giới các vùng biển xác lập từ đường cơ sở và kết quả phân định biển đã được các nước thống nhất thông qua đàm phán hoặc xác lập theo phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế nhằm duy trì ổn định và trật tự pháp lý trên biển.

Hội thảo được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam, là một trong những đóng góp quan trọng chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về nước biển dâng vào tháng 9/2024 sắp tới. Sự tham gia đông đảo của các nước tại Hội thảo một lần nữa khẳng định quan tâm chung của các nước đối với giá trị và vai trò của UNCLOS trong quản lý, sử dụng biển và đại dương nói chung và trong hợp tác giải quyết các thách thức mới như biến đổi khí hậu và nước biển dâng thời gian tới.

Nhóm bạn bè là một hình thức phối hợp không chính thức, linh hoạt, nhằm tăng cường hợp tác giữa một số nước có cùng quan tâm về một vấn đề cụ thể tại Liên hợp quốc và các diễn đàn đa phương. Nhóm bạn bè UNCLOS do Việt Nam và Đức khởi xướng, đồng chủ trì thành lập năm 2021. Nhóm bạn bè hiện có 115 thành viên đến từ tất cả các khu vực địa lý, trong đó gồm 12 nước nòng cốt chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động của Nhóm. Trong thời gian qua, Nhóm đã tổ chức nhiều hoạt động như hội thảo, toạ đàm, gặp gỡ định kỳ để trao đổi, thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề liên quan đến thực thi UNCLOS và quản lý, sử dụng bền vững các đại dương và biển nói chung.

Phạm Tuấn (TH)

Tin khác

Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Ngày 21/6 không chỉ là một mốc son trên lịch, mà còn là ngày để chúng tôi, những người cầm bút, cầm máy, cùng nhau nhìn lại chặng đường đã qua, chiêm nghiệm về cái nghề mà chúng tôi vẫn thường gọi bằng hai tiếng trân quý: nghiệp báo.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, có tầm ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cộng đồng quốc tế. Hình ảnh của Bác luôn được bạn bè báo chí quốc tế trân trọng và tôn vinh.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), khi toàn ngành cùng nhìn lại hành trình đồng hành cùng đất nước, cũng là lúc cần đặt ra câu hỏi: Vai trò của một tạp chí chuyên ngành trong kỷ nguyên đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (IP), là gì?
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư, lưu trữ đối với cơ quan Đảng, chính quyền phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.
. ..