Làm rõ hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh các công ty thuộc Asanzo
(SHTT) - Tổng cục quản lý thị trường cho biết sẽ tiếp tục kiểm tra, xác minh làm rõ hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh của các công ty thuộc Tập đoàn điện tử Asanzo; việc phản ánh hàng hóa sản xuất nước ngoài nhưng gắn nhãn mác “made in Việt Nam”...
Theo thông tin trên tờ Dân Trí, Tổng cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa có báo cáo về tình hình thực hiện công tác quản lý thị trường tại TP.HCM 7 tháng đầu năm 2019.
Báo cáo cho biết, trong những tháng đầu năm, cơ quan quản lý thị trường đã tham mưu UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo về tăng cường phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép khoáng sản; công tác tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm giả mạo nhãn mác “Made Vietnam”...
Đồng thời đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra 11 vụ, trong đó có 2 vụ vận chuyển, kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu; 7 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả; 1 vụ kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Tổng trị giá hàng hóa, tang vật vi phạm khoảng 10 tỷ 504 triệu đồng.
Đề cập đến các nhiệm vụ cuối năm, Tổng cục quản lý thị trường cho biết sẽ tiếp tục kiểm tra, xác minh làm rõ hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh của các công ty thuộc Tập đoàn điện tử Asanzo; việc phản ánh hàng hóa sản xuất nước ngoài nhưng gắn nhãn mác “made in Việt Nam” cũng như xử lý mạnh các hành vi sản xuất, buôn bán xăng dầu giả, kém chất lượng.
Đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân mà không có giải pháp khắc phục kiên quyết, hiệu quả.

Trước đó, Sở hữu trí tuệ đưa tin, Cục Quản lí thị trường (QLTT) TP.HCM đã có văn bản gửi Tổng cục QLTT kết quả rà soát các DN có liên quan đến hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Theo Cục Quản lý thị trường TP.HCM, từ ngày 21/6 Báo Tuổi trẻ có loạt bài điều tra: Asanzo - hàng Trung Quốc "đội lốt' hàng Việt đã phản ánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo sử dụng "hàng Trung Quốc" đội lốt "hàng Việt Nam" lừa dối người tiêu dùng.
Chính vì vậy, Cục Quản lý thị trường thành phố TP.HCM và Cục Hải quan đã đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo hoặc có liên quan đến công ty này.
Sau đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố đã cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp của Công ty CP Tập đoàn Asanzo hoặc có liên quan đến Asanzo.
Theo đó, có 15 đơn vị nên Cục quản lý thị trường Thành phố đã giao các đội quản lý thị trường có liên quan phải khẩn trương tiến hành thẩm tra, xác minh.
Đồng thời, Cục Quản lý thị trường thành phố cũng đã đề nghị Hải quan thành phố cung cấp thông tin về việc: "Ngoài Asanzo nhập khẩu hàng hoá mang nhãn hiệu Asanzo còn có tổ chức, cá nhân nào khác nhập khẩu hàng hoá mang nhãn hiệu Asanzo hay không? Nếu có, là đơn vị nào, địa chỉ ở đâu? Hàng hoá nhập khẩu là gì? Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo hoặc có tổ chức, cá nhân nào khác xuất khẩu hàng hoá mang nhãn hiệu Asanzo hay không? Nếu có, là đơn vị nào, địa chỉ ở đâu? Hàng hoá xuất khấu là gì, xuất khẩu đến quốc gia nào, vùng lãnh thổ nào?".
Ngày 9/7, Cục QLTT nhận được văn bản phúc đáp từ Cục Hải quan cho biết Công ty CP Tập đoàn Asanzo với mã số thuế 0314074316 chưa có hành vi vi phạm nào.
Danh sách các tổ chức cá nhân có xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo theo bảng thống kê mà Cục hải quan thành phố phúc đáp gồm 35 công ty.
Tuy nhiên, qua xem xét 35 đơn vị này và kiểm tra trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí DN, Cục QLTT nhận thấy có một công ty TNHH KDDI Việt Nam tại TP.HCM có mã DN nhưng không tra cứu được thông tin DN trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN. Có ba DN có địa chỉ trụ sở không thuộc địa bàn TP.HCM.
Đối với 23 DN còn lại, kết quả xác minh cho thấy không còn hoạt động tại địa chỉ đăng kí; là các địa điểm không chứa trữ sản xuất kinh doanh hàng hóa; không phát sinh mua bán giao dịch hàng hóa với công ty Asanzo…
Minh Châu
-
Sacombank cảnh báo hình thức giả mạo website để lừa đảo khách hàng
Dr. XAM – SPA: Sản phẩm ưu việt chăm sóc môi sau xăm
KÉRASTASE - 'Thuốc thần' cho những mái tóc khô, hư tổn, rụng và mảnh
Hơn 407.000 xe ô tô được bán ra trong năm 2020, bất chấp Covid-19
-
Sacombank cảnh báo hình thức giả mạo website để lừa đảo khách hàng
-
Dr. XAM – SPA: Sản phẩm ưu việt chăm sóc môi sau xăm
-
KÉRASTASE - 'Thuốc thần' cho những mái tóc khô, hư tổn, rụng và mảnh
-
Hơn 407.000 xe ô tô được bán ra trong năm 2020, bất chấp Covid-19
-
TP.HCM báo động tình trạng thừa cung nhà ở cao cấp, giá nhà bị đẩy lên cao không đúng với giá trị thực
-
Tin vui đầu năm mới của ngành sữa: Vinamilk xuất lô hàng lớn đi Trung Quốc
-
Doanh nghiệp địa ốc mở bán nhà khuyến mãi 'gây sôc' dịp cận tết: Mua nhà tặng xe, tặng kim cương
-
Thaiholdings công bố lãi lớn nhưng lại 'giấu nhẹm' báo cáo lưu chuyển tiền tệ?
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Sao Việt nói về ồn ào Tùng Tú: Siêu mẫu Xuân Lan tuyên bố không uống trà xanh, Lê Thúy chê trà đắng
-
Orchid diện áo dài xinh, vui đón tết lung linh
-
Sự kiện Trải nghiệm dòng xe KIA Sorento của Thaco thu hút sự tham giả của đông đảo “tín đồ” mê xe
-
Sơn Tùng M-TP vướng bê bối tình ái, CĐM ồ ạt 'quay xe' vote cho Jack chiến thắng tại một giải thưởng
-
Bé Vọoc sơ sinh có ngoại hình hệt Ngộ Không, vừa chào đời đã nổi tiếng với loạt meme gây sốt mạng xã hội
-
Nguyên nhân thu hồi nước mắm Yess của công ty Hoà Hiệp?
-
Phát triển thành công máy bay lai điện giúp hạn chế
-
Hôm nay bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 thứ 2 của Việt Nam
-
Những vụ thu hồi thực phẩm của Việt Nam khiến người tiêu dùng hoang mang
-
Sơn La kích hoạt tem truy xuất nguồn gốc đào trồng