SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Lâm Đồng: Công bố 17 cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc

11:00, 11/09/2018
(SHTT) – Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng vừa có đợt tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh nông sản tại TP Đà Lạt, huyện Đơn Dương và Đức Trọng.

Trước tình trạng một số mặt hàng nông sản của Trung Quốc được các thương nhân nhập về Lâm Đồng rồi thay đổi mẫu mã, xuất bán với mác hàng Đà Lạt, gây nhầm lẫn, thiệt hại cho người tiêu dùng và nông dân địa phương, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng vừa có đợt tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh nông sản tại TP Đà Lạt, huyện Đơn Dương và Đức Trọng.

images2147170_dsc_2690

Nhận diện nông sản Đà Lạt và nông sản Trung Quốc 

Qua đợt kiểm tra, các cơ quan chức năng đã công khai 17 cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản Trung Quốc, chủ yếu là khoai tây, hành tây, cà rốt, tỏi… Trong đó, TP Đà Lạt có 6 cơ sở, đều tập trung trong chợ đầu mối nông sản Đà Lạt, gồm: cơ sở của bà Lê Thị Nhung, Nguyễn Thị Vân, Đỗ Thị Mỹ, Trần Thị Thùy Trang, Đoàn Thị Chè và bà Vũ Kim Tùng.

Tại huyện Đức Trọng có 7 cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản Trung Quốc, gồm: quầy rau Tèo Ly, cơ sở Hoa Lợi (đường Phan Huy Chú, thị trấn Liên Nghĩa); cơ sở Thảo Nam (đường Trần Nguyên Hãn, thị trấn Liên Nghĩa); cơ sở Hanh Vân (đường Lạc Long Quân, thị trấn Liên Nghĩa); vựa rau Liên Cẩu (đường Nguyễn Biểu, thị trấn Liên Nghĩa); cơ sở Toàn Luyện (đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Liên Nghĩa); và bà Nguyễn Thị Tạo (chợ Liên Nghĩa).

Huyện Đơn Dương có 4 cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc, gồm: vựa rau Chúc Em (thị trấn Thạnh Mỹ); cơ sở Huy Uyên (thị trấn Thạnh Mỹ); vựa rau gia đình ông Nguyễn Anh Tuấn và vựa rau gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (xã Lạc Lâm).

Trong quá trình kiểm tra, đoàn đã lấy 7 mẫu ngẫu nhiên, gồm 5 mẫu khoai tây và 2 mẫu hành tây Trung Quốc; kết quả kiểm tra đều đạt tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, cơ quan chức năng lại phát hiện nhiều vi phạm về nhãn mác, sản phẩm không rõ ràng về nguồn gốc, khối lượng sản phẩm không khớp trên hóa đơn, chứng từ…Đoàn kiểm tra cũng đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính nhiều trường hợp về các hành vi trên.

photo-1-15364152163631061891837

 Khoai tây Trung Quốc được trộn với đất Đà Lạt

Gần đây, vì lợi nhuận, nhiều chủ vựa tại các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng… ở Lâm Đồng đã ồ ạt nhập nông sản Trung Quốc với giá rất rẻ, chất lượng không được quản lý. Sau đó, bằng nhiều chiêu trò, họ đánh tráo thành nông sản Đà Lạt rồi đưa ra thị trường. Theo Sở Công thương, các mặt hàng nông sản của Trung Quốc rất khó phân biệt với sản phẩm nông sản được trồng tại Lâm Đồng. Chính vì vậy, người tiêu dùng khó phân biệt đâu là hàng chính hiệu, đâu là hàng giả nhãn mác. Đây là hành vi kinh doanh không lành mạnh, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng và thương hiệu nông sản Đà Lạt.  

Cũng theo Sở Công thương, nông sản Trung Quốc có giá rất rẻ so với nông sản Đà Lạt. Giá nhập hành tây Trung Quốc khoảng 2.700 đồng/kg, khoai tây từ 1.900 - 3.700 đồng/kg, tỏi là 13.000 đồng/kg. Sau khi đưa về Lâm Đồng, các cơ sở này xuất đi tiêu thụ với giá sỉ cao ít nhất gấp 2 lần giá gốc. Thị trường lớn nhất là TP HCM, các tỉnh miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia.

Để ngăn chặn hàng Trung Quốc đội lốt nông sản Đà Lạt, tháng 6/2018, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt. Trong thời gian tới, Sở Công thương sẽ phối hợp với UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc; đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh lành mạnh, bảo vệ thương hiệu nông sản địa phương.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, ngày 15-9 tới, các tiểu thương kinh doanh tại chợ Nông sản Đà Lạt chỉ được kinh doanh các mặt hàng xuất xứ tại Đà Lạt. Nghiêm cấm mọi hành vi lưu trữ, kinh doanh hàng hóa nông sản có xuất xứ ngoài địa phương để mạo danh nông sản Đà Lạt.

Theo ông Sơn, Đà Lạt sẽ nghiêm cấm các hành vi gọt rửa, sơ chế khoai tây, cà rốt... hoặc tiếp tay cho các đơn vị khác có hành vi lừa dối người tiêu dùng. Đồng thời, lắp đặt 4 camera tại khu vực chợ Đà Lạt để giám sát các hoạt động vận chuyển, kinh doanh các loại nông sản; không được đem đất vào chợ Nông sản Đà Lạt với bất kỳ mục đích gì...

Những việc làm này là nhằm kiện toàn quản lý hoạt động chợ nông sản Đà Lạt trước thông tin hàng Trung Quốc mạo danh sản phẩm của Đà Lạt thời gian qua.

Kim Dung (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 16/4/2024, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh của bà Đ.T.T tại địa chỉ: phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá 300 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện kế hoạch và công văn chỉ đạo của Cục QLTT về tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác giám sát trên địa bàn, qua đó phát hiện nhiều sai phạm về hàng hóa.
Media 2 ngày trước
(SHTT) - Những ngày đầu triển khai tháng ATTP trên địa bàn, Đội QLTT số 9, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện gần nửa tấn cam có xuất xứ từ nước ngoài, có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.
Tin tức 3 ngày trước
(SHTT) - Triển khai thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai về việc tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (thuốc BVTV) trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.