SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Kỳ vọng những thay đổi lớn từ Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi

17:42, 04/08/2022
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa và thị trường ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp không ngừng đổi mới các sản phẩm. Tại Việt Nam, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong thời đại công nghiệp 4.0.

Ngày 4/8/2022, tại TP.HCM, Hội thảo bảo hộ và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0 được tổ chức bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) hợp tác với Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (VIPA) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). 

Tham dự buổi hội thảo có sự góp mặt của bà Thitapha Wattanapruttipaisan - Giám đốc Văn phòng tại Singapore, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO); ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc - Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA); bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Viện trưởng Viện phát triển doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); ông Nguyễn Văn Viễn - Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TP.HCM cùng các diễn giả, chuyên gia về lĩnh vực SHTT.

chu bac

Ngày 4/8/2022, tại TP.HCM, Hội thảo Bảo hộ và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0 đã được tổ chức. 

Sở hữu trí tuệ là một trong những mối quan tâm của các doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Việc bảo hộ và quản lý tài sản trí tuệ sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời hạn chế những thiệt hại cho các chủ thể khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Những bước tiến mới trong luật SHTT

Ông Trần Giang Khuê - Trưởng Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ TP.HCM chia sẻ: “Lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã và đang nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, minh chứng thông qua việc từ khi Chính phủ ban hành chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia đến năm 2030 vào tháng 8/2019. Đặc biệt, Quốc hội thông qua luật sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 6/2022”.

IMG_3071

 Ông Trần Giang Khuê - Trưởng Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ TP.HCM.

Luật SHTT sửa đổi lần này có phạm vi khá rộng, với hơn 100 điều luật được sửa đổi và bổ sung. Điều này đã khẳng định được quan điểm nhất quán của Việt Nam là phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam đồng bộ, hiệu quả tạo động lực để cá nhân, tổ chức sáng tạo và đổi mới. Từ đó, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung.

Luật SHTT sửa đổi được đánh giá là những bước tiến mới trong lĩnh vực SHTT. Theo luật sư Nguyễn Thị Thu Hà - Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam - những thay đổi nổi bật liên quan đến SHTT là quyền tác giả, sáng chế, nhãn hiệu cùng các tác động của chúng đối với việc thực thi và bảo hộ quyền.

Đối với quyền tác giả, hiện nay đã có định nghĩa “đồng tác giả” được bổ sung vào Luật SHTT. Theo luật sư Hà, định nghĩa này chưa thật sự hoàn hảo nhưng đây là một bước tiến mới. Hơn nữa, Luật SHTT mới sửa đổi cho phép chuyển giao quyền nhân thân. Tuy nhiên, phạm vi quyền này còn khá hạn hẹp, chỉ cho phép đặt tên cho tác phẩm. Mặc dù vậy, luật sư Hà nhận định đây là một thay đổi đáng được công nhận, bởi lẽ, nó thể hiện được pháp luật Việt Nam đã dần đưa ra những điều luật tốt hơn, phục vụ tốt hơn cho việc thương mại của các chủ thể.

Đối với các thay đổi nổi bật về lĩnh vực sáng chế, Luật SHTT đã cho phép mở rộng phạm vi của “giải pháp kỹ thuật đã biết”. Bên cạnh đó, bổ sung một số căn cứ mới cho việc hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền sáng chế. Nới lỏng quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký ở nước ngoài đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp. 

Một trong những vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm là những thay đổi của Luật SHTT về vấn đề nhãn hiệu. Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh có hiệu lực đầu năm 2022 là một trong những điểm mới. “Luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh ở Việt Nam có từ ngày 14/1/2022. Ngay tại thời điểm này, các doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký để trở thành doanh nghiệp được bảo hộ đầu tiên tại Việt Nam”, luật sư Hà cho biết.

Có thể thấy, cơ chế bảo hộ thực thi quyền SHTT tại Việt Nam đã trở nên rộng, linh hoạt, rõ ràng và thủ tục về SHTT thông thoáng hơn. Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề tồn tại, một số điều luật và khái niệm còn chưa rõ ràng, mơ hồ, chẳng hạn như xử lý những vấn đề xảy ra trên nền tảng số. 

Tại sao doanh nghiệp cần định giá tài sản trí tuệ?

Tài sản trí tuệ là những sản phẩm sáng tạo của con người như bằng cấp, phát minh, sáng chế, các tác phẩm văn học và nghệ thuật, các biểu tượng, tên, hình ảnh và kiểu dáng được sử dụng trong thương mại.

Các loại tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp thường gặp là bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu và bí mật kinh doanh. Phần lớn, các doanh nghiệp hiện nay đều đặt ra câu hỏi mục đích của việc định giá SHTT. Đối với các doanh nghiệp, mục đích định giá SHTT thường xảy ra khi làm thương vụ mua bán, chuyển giao công nghệ hoặc xin cấp phép sử dụng.

Bà Vũ Thị Phương Anh - Giám đốc Dịch vụ tư vấn tài chính PWC Vietnam cho biết: “Với trường hợp cần mua bán chuyển nhượng, chuyển giao công nghệ cả bên mua và bên bán cần tiếng nói chung để định giá tài sản SHTT. Tuy nhiên trên thực tế, những kỳ vọng về tài sản, lượng tin không cân xứng nhau giữa hai bên nên khó tìm tiếng nói chung. Chính vì vậy, cần xác định tài sản bằng phương pháp định giá nhằm giúp cho giao dịch chuyển nhượng được thuận lợi”.

Có thể thấy, việc định giá áp dụng cho các thương vụ mua bán, xác lập doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng tập trung vào mảng công nghệ. Việc định giá tài sản trí tuệ giúp cho các doanh nghiệp, công ty định hình được vị trí và thương hiệu của mình để thu hút các đối tác.

Yếu tố tiếp theo là những yêu cầu trong báo cáo tài chính, đối với thương vụ xác lập doanh nghiệp, bên mua phải xác định giá trị của tài sản vô hình để từ đó hoạch toán rõ rệt tài sản này với lợi ích thương mại.

Việc xảy ra tranh chấp thương mại là vấn đề phổ biến giữa các doanh nghiệp, lúc này các doanh nghiệp phải định giá tài sản của mình là bao nhiêu, mức vi phạm bồi thường như thế nào hay vấn đề muốn vay vốn.

Có ba phương pháp để xác định tài sản trí tuệ là thị trường, chi phí và thu nhập. Trên thực thế, việc định giá tài sản trí tuệ vẫn là thách thức đối với các doanh nghiệp. Để định giá tài sản trí tuệ không dễ, tuy nhiên nếu bên mua và bên bán cung cấp lượng thông tin chất lượng đủ để thu thập thì kết quả không có sự chênh lệch lớn.

Võ Liên

Tin khác

Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - UBND Thành phố Hà Nội mới đây đã chính thức khởi động chương trình hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên truyền hình và ứng dụng đa phương tiện. Theo đó, từ ngày 19/4, học sinh có thể theo dõi các chương trình ôn tập trực tuyến trên kênh H2 của Đài PT-TH Hà Nội và ứng dụng HANOI ON.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - “Tuổi trẻ sáng tạo” là một trong những phong trào truyền thống của đoàn thanh niên các cấp trên địa bàn Quảng Ninh. Phong trào này đi sâu, đi sát vào những nhiệm vụ mà tỉnh và các địa phương đang triển khai.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Ngày 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của 115 trường trung học phổ thông công lập. Theo đó, thành phố sẽ tuyển 61% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Nhằm đảm bảo trật tự kinh doanh, góp phần bình ổn thị trường, nâng cao chất lượng công tác tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Tỉnh ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa vừa có Thư kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Liên kết hữu ích