Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 12,5 tỷ USD
Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc sản xuất cũng như xuất khẩu ngành gỗ nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong ba tháng cuối năm. Do ảnh hưởng của bão số 3 đã khiến 170.000 ha rừng trồng tại các tỉnh thành phía Bắc bị thiệt hại. Nhiều nhà xưởng chế biến gỗ đã bị hư hỏng nặng.
Các thị trường xuất khẩu chính của ngành gỗ nước ta hiện nay vẫn là chủ yếu la Hoa Kỳ (chiếm hơn 50%), tiếp theo là Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hiện nay, một số thị trường xuất khẩu chính đồ gỗ của nước ta (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc) vẫn còn những khó khăn do chính sách bảo hộ sản phẩm hàng hoá, thực hiện chặt chẽ quy định về giải trình gỗ bất hợp pháp, quy định về không gây mất rừng và suy thoái rừng của Liên minh châu Âu (EUDR)…. Tình hình thế giới tiếp tục có những xung đột địa chính trị, biến động phức tạp, khó lường; tác động giá cước vận tải biển tăng cao dẫn đến giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng khiến giá thành sản phẩm đầu ra tăng.Theo Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Triệu Văn Lực cho biết tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2024, xuất khẩu sản phẩm gỗ đem về 7,84 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2023; xuất khẩu gỗ nguyên liệu đạt 3,533 tỷ USD, tăng 13,1%; xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ 777 triệu USD, tăng 3,9%. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhận định về tình hình sản xuất và xuất khẩu gỗ trong quý IV, ông Lực cho rằng sẽ rất khó khăn, do bão số 3 vừa qua đã để lại hậu quả rất nặng nề. Thống kê cho thấy có 13 tỉnh thiệt hại về rừng với diện tích 169.588 ha (diện tích này chưa bao gồm diện tích rừng tự nhiên bị sạt, trượt); trong đó 4 tỉnh thiệt hại nặng nhất là TP.Hải Phòng 10.045ha; Lạng Sơn 19.729 ha; Bắc Giang 26.415 ha và Quảng Ninh 110.713 ha. Nhiều cơ sở sản xuất chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại, cần phải đầu tư sửa chữa, khôi phục.
Ông Lực cũng cho biết thêm, tình hình sản xuất và xuất khẩu gỗ trong quý IV sẽ rất khó khăn, do bão số 3 vừa qua đã để lại hậu quả rất nặng nề. Thống kê cho thấy có 13 tỉnh thiệt hại về rừng với diện tích 169.588 ha (diện tích này chưa bao gồm diện tích rừng tự nhiên bị sạt, trượt); trong đó 4 tỉnh thiệt hại nặng nhất là TP.Hải Phòng 10.045ha; Lạng Sơn 19.729 ha; Bắc Giang 26.415 ha và Quảng Ninh 110.713 ha. Nhiều cơ sở sản xuất chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại, cần phải đầu tư sửa chữa, khôi phục.
TH
TIN LIÊN QUAN
-
Khai mạc tuần hàng trái cây, nông sản: Cơ hội để xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm
-
Hà Nội: Sự cấp thiết của quá trình chuyển đổi số trong công tác quy hoạch, tạo sức bật cho sự phát triển
-
Kiên Giang: Phát hiện lượng lớn tôm chứa tạp chất
-
Thanh Hóa: Xử phạt nhiều trường hợp vi phạm về hàng hóa trong dịp Trung thu 2024
Tin khác

- Dịch vụ Chuyển nhà trọn gói TPHCM
- thu mua tranh xưa cũ
- Trung tâm kho bãi thông minh tại Việt Nam
- mua thùng phuy nhựa
- ván phủ melamine KES Group
- Mệnh thổ không hợp màu gì